Chi tiết hồ sơ

Tên Vải mẫu thổ cẩm dân tộc Thái (BTSL: 131)
Địa điểm Bản Nghe toỏng, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

- Dân tộc Thái thường dệt nhiều loại vải để phục vụ cho nhu cầu sử dụng vải làm trang phục, khăn, chăn màn, gối, mặt địu, quà biếu cho con cháu, vải còn được sử dụng rất nhiều trong tang lễ.

- Vải mẫu các loại đó là vải trắng, kẻ, đen, khít... Đều do bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái tự dệt.

- Người ta trồng bông để chế biến sợi để có nguyên liệu để dệt. Ngoài ra còn chăn tằm ươm tơ để dệt vải thổ cẩm đa sắc màu phục vụ cho nhu cầu đời sống tâm linh cũng như sinh hoạt đời thường. Người ta dệt vải vào mùa nông nhàn hoặc ban đêm thì tranh thủ.

- Thông thường vải dùng may mặc cho cả nhà, làm khăn piêu, làm chăn đệm làm quà biếu khi người con gái thái đi lấy chồng. Làm đồ báo đáp cho bố mẹ chồng khi qua đời (Co heo, chạo phạk) và dùng để niệm người chết.

- Vải vóc đối với dân tộc Thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xã hội thời phong kiến. Các dân tộc khác thuộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me cũng đã học theo cách dệt vải của dân tộc Thái cả về kiểu dáng mẫu mã và tính năng sử dụng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da