Chi tiết hồ sơ

Tên Địu trẻ em (BTSL: 132)
Địa điểm Bản Tông Tảu, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

- Địu trẻ em do những người phụ nữ trong gia đình cắt may sử dụng để địu trẻ em từ vài tháng tuổi cho đến 2 tuổi là chính. 

- Địu trẻ em trên lưng người mẹ, người bà có thể làm các việc trong nhà như: gánh nước, nấu cơm, cho lợn gà ăn, đi chơi, đi chợ, đi thăm bạn bè cũng địu trẻ trên lưng vừa ấm lại vừa tiện.

- Đối với trẻ em mới đẻ khi đứa trẻ được 10 ngày hoặc một tháng là ngày tốt nên người ta thường cắt địu cho trẻ, địu cho trẻ. Địu do bà ngoại, họ ngoại cho vải và cắt địu cho cháu, đó là ông bà họ ngoại ban cho cháu lộc ăn, lộc lớn (Theo quan niệm của dân tộc Thái là như vậy).

- Địu bao giờ cũng được làm rất cầu kỳ: Mặt địu (Phía sau) xa lăng la bao giờ cũng là bộ phận đẹp nhất. Trang trí hình răng cưa để trừ tà ma; Lạp lak (Tua rua rất sặc sỡ).

- Địu không sử dụng trong nghi lễ tôn giáo, mà chủ yếu để địu trẻ em khi còn nhỏ. Xuất phát từ tính cẩn thận không muốn để cho trẻ nằm nôi và ở nhà sàn. Khi đi lại nghe tiếng kêu của bước chân người lớn trẻ dễ bị thức nên người lớn thường địu cho trẻ ngủ trên lưng cho ấm về mùa đông.

- Địu có dây dài như cánh rơi, ở giữa là mặt địu được trang trí hoa văn ở giữa. 2 bênh cạnh sườn có vải màu trang trí phía bên trên đều có tua rua bằng vải các màu gấp hình calavat xếp chồng lên nhau (lạp lak).

- Khi địu được cuốn quanh 2 bên cánh tay cuốn về phía trước ngực sao cho trẻ nằm thoải mái, chắc chắn, không bị giật mình.

- Địu có ảnh hưởng của các dân tộc ở vùng Tây Bắc về cách sử dụng hoa văn cách may.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da