Chi tiết hồ sơ

Tên Đàn tính tẩu (BTSL: 230)
Địa điểm Bản Hát Dọ A, Xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Sại
Mô tả chi tiết

- Đàn tính tẩu của dân tộc La Ha do đàn ông tự chế tác ra và sử dụng. Chế tác bằng phương thức thủ công.

- Đàn tính tẩu là một trong những loại nhạc cụ của dân tộc. Đàn thường được mang sử dụng vào các ngày hội hoặc những dịp tết, vui chơi, ca hát.

- Đàn gồm có 4 phần chính:

  • Hộp đàn: Được chế tạo bằng vỏ quả bầu khô (mặt tẩu), ruột được khoét rỗng, phía trên đỉnh được cắt bằng. Bầu đàn được gắn vào cần đàn qua 2 lỗ được khoét đối diện ngang bằng nhau. Trên thân quả bầu, người ta gắn nắp quả bầu bằng một mảnh gỗ tròn, mỏng vừa vặn với miệng bầu. Phía đáy quả bầu được khoét thủng hình ngôi sao năm cánh (đây là nơi để âm thanh thoát ra).
  • Cần đàn: Được làm bằng gỗ quý (Pơ mu) đầu được xuyên qua thân quả bầu, đuôi được gắn các que điều chính độ căng của dây đàn.
  • Bộ phận lên dây đàn: Bằng tre dài 7 cm, những que này được gắn vào cần đàn, chỗ có một khe hõm để cố định dây đàn. Nó có tác dụng kéo căng dây đàn ra hoặc thả lỏng để điều chỉnh âm thanh cho phù hợp với giọng hát của người hát.
  • Dây đàn: Bằng sợi cước dài bằng chiều dài của đàn, có 2 dây. Một đầu buộc cố định vào đầu cần, kéo qua mặt đàn chỗ có cái núm để đệm dây đàn cao lên, kéo lên đến đầu cần qua khe hõm và cuốn vào 2 chốt tre.
Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da