Chi tiết hồ sơ

Tên Bồ đựng thóc (BTSL: 134)
Địa điểm Bản Mứn, Xã Pá Ma Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Pá Ma Pha Kinh
Mô tả chi tiết

- Bồ đựng thóc chủ yếu để đựng thóc sau khi thu hoạch về, phơi khô thóc được đựng trong bồ sau đó đậy mo nang lên cho khỏi chuột ăn thóc. Bởi trước đây không có hòm tôn, sắt để đựng đồng thời dân tộc Thái thu hoạch lúa bằng cách gặt đập lúa chứ không thu hoạch lúa bằng bông như các dân tộc khác ở Tây Bắc.

- Bồ đựng lúa của dân tộc Thái được đan bằng 1 loại cây nứa to bằng cổ tay, nứa đem đập dập tước hết mấu, mắt, đan thành bồ to, nhỏ tùy theo nhu cầu và nơi để từng gia đình. Bồ đựng lúa có hình trụ đáy vuông và lớn hơn miệng một chút, không có nắp đậy, khi đan xong bồ được đem ngâm xuống bùn ao một thời gian, đem lên trát 1 lớp phân trâu cho kín để thóc khỏi rơi và tránh chuột.

- Bồ đựng thóc, khi đựng đầy người ta dùng mo cau đậy kín trên miệng để tránh chuột, khi hết thóc, bồ được gài lên cao để mùa sau đựng tiếp. Bồ đựng thóc là vật dụng trong gia đình người Thái. Nó thể hiện được sự sung túc hay nghèo khó của mỗi gia đình. Khi ta vào một gia đình nhìn vào những bồ thóc ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế hay mùa vụ của gia đình đó. Tùy vào số lượng người trong gia đình mà người ta có thể làm nhiều hay ít bồ to hay nhỏ để đựng số lượng thực sản xuất trong một năm.

- Hiện vật có chịu ảnh hưởng các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me về kiểu dáng và tính năng sử dụng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da