Chi tiết hồ sơ

Tên Gậy chọc lỗ tra hạt (BTSL: 187)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Đúng như tên gọi, gậy dùng để chọc lỗ tra hạt vào mỗi mùa vụ gieo trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, đậu, lạc...của đồng bào dân tộc Khơ mú.

- Gậy do người đan ông Khơ mú làm, gậy phải được làm bằng một loại gỗ tốt. Sau khi chặt ở rừng về người ta đem gỗ ngâm xuóng ao, hồ để chống mối mọt, bảo quản được lâu dài, một thời gian sau mới đem chế tác thành gậy.

- Đồng bào Khơ Mú cư trú trên núi cao, hình thức canh tác gắn liền với nương rẫy, sản phẩm nông nghiệp của họ chủ yếu là các cây lương thực như lúa, đậu, lạc, ngô... Để thuận tiện trong moĩo vụ gieo trồng người ta chế tạo ra gậy chọc lỗ tra hạt. Gậy có ưu điểm nhẹ, dễ sử dụng nên mọi người đều có thể dùng gậy để chọc lỗ.

- Cứ mỗi vụ gieo trồng, người ta đem gậy lên nương rẫy chọc lỗ nhỏ cách đều nhau tuỳ thuộc vào khoảng cách tra hạt của ngô hay lúa, đậu... Để việc gieo trồng được nhanh hơn thì một người đi trước dùng gậy chọc lỗ, người đi sau tra hạt vào lỗ đã chọc sẵn và lấp đất lại. Việc dùng gậy để chọc lỗ là khi tra hạt xuống lỗ hạt không bị rơi vãi ra ngoài. Đầu gậy thon, nhỏ, có thể chọc lỗ ở những dải đất hẹp, địa hình có độ dốc lớn. Cấu tạo gậy làm bằng gỗ dài từ 1,2m đến 1,5m, thân gậy hình tròn, đầu nhọn, thon dần về phía đuôi.

- Gậy là một công cụ cần thiết cho mỗi mùa vụ gieo trồng nên đồng bào cất giữ cẩn thận. Tuoiỏ thọ gậy cao, từ 5 năm trở lên.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da