Chi tiết hồ sơ

Tên Cày ruộng (BTSL: 179)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Cày là sản phẩm của 2 nghề thủ công truyền thống kết hợp, đó là nghề rèn và nghề mộc do đồng bào tự sản xuất lấy để cày nương, ruộng trong mỗi vụ gieo trồng.

- Cày do người đàn ông Khơ mú làm ra. Gồm có 3 bộ phận:

  • Lưỡi cày đầunhọn to bản, nó là một tấm sắt có hình tam giác được tôi cứng.
  • Thân cày làm bằng gỗ, có chỗ lắp lưỡi cày vào, có tay cầm.
  • Ách cày làm bằng một thân cây gỗ nhỏ cong hình chưc V, noío giữa thân cày và ách có hai đoạn dây (thân cây dây leo có độ dai và bền) buộc vào 2 đầu chữ V của ách để nối với cày.

- Người Khơ Mú ở trên vùng núi cao, địa hình dốc, kinh tế nương rẫy là chủ yếu. Vì vậy cày là dụng cụ sản xuất quan trọng trong phương thức canh tác của họ.

- Trước khi gieo trồng, người ta dùng cày để xới đất cho tơi xốp, sau đó mới trồng. Với chiếc cày tự tạo này có thể cày sâu tới 15cm làm đứt hết các rễ cây, cỏ vừanhanh lại không phải tốn nhiều sức lao động của con người, tạo cho năng suất cây trồng cao hơn.

- Cày do người đàn ông lẫn đàn bà Khơ Mú sử dụng. Khi cày, người ta buộc đầu dây đeo vào thân cày nối với ách cày, đeo lên cổ trâu, bò, buộc dây yếm vào cổ trâu bò để giữ chặt ách. Người sử dụng một tay cầm cày, tay kia cầm dây thừng để điều khiển trâu bò đi sao cho đường cày vừa thẳng vừa đủ độ sâu.

- Để khắc phục địa hình dốc, người ta thường cày ngang hoặc vòng quanh quả đồi, cày từ dưới lên đến đỉnh đồi, bằng cách này dù đồi có cao họ vẫn có thể cày được, đất đai không bị xói mòn.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da