Chi tiết hồ sơ

Tên Cối giã gạo nước (BTSL: 138)
Địa điểm Bản Che Pao, Xã Pá Ma Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Pá Ma Pha Kinh
Mô tả chi tiết

- Trước đây vùng đồng bào dân tộc Thái gặt và đập lúa giống miền xuôi, việc giã gạo khác với dân tộc Dao và Mường là giã gạo chày tay (tuốt lúa bằng cách giã vào cối). Riêng dân tộc Thái thường giã gạo bằng chân hoặc bằng sức nước (thay cho sức người).

- Cối giã gạo nước được thiết kế cối đựng thóc và máng hứng nước bằng gỗ. Khi máng đầy nước sẽ tự bắt xuống, chày được nâng lên đặt xuống do sức nước chảy.

- Cối giã gạo nước thường phổ biến ở vùng miền núi, con người chế tác ra cối giã khác với cối thường là phần để người làm bập bênh cho phần chày nâng lên đặt xuống theo sức bật nước nặng sẽ tự đổ ra ngoài và cứ như vậy. Người đàn ông chế tác ra chiếc cối phải mất cả tháng trời bằng hình thức thủ công. Cối đốt bằng than, máy cũng đốt bằng than. Thân cối được đẽo thủ công.

- Cối được sử dụng lợi dụng sức nước để giã gạo nên không phải ở vị trí nào cũng đặt được cối. Bởi khi đặt cối phải thấp hơn dòng nước chảy mới có thể dẫn nước sao cho nước chảy vào máy thay cho sức người làm bật phần có chày và cối giã bập bênh lên xuống làm cho gạo cứ thế mà trắng ra từ hạt thóc.

- Cối giã gạo nước thể hiện sự sáng tạo của đồng bào Thái đã biết lợi dụng sức nước chảy dạng bậc thang để giã gạo hoặc lợi dụng sức nước của dòng suối để dẫn nước lên đổ vào máng.

- Có ảnh hưởng của dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me về cấu tạo cách dùng như cối.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da