Chi tiết hồ sơ

Tên Mai (BTSL: 166)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Mai là công cụ sản xuất dùng để xắn cỏ xung quanh bờ ao, bờ ruộng, người ta còn dùng Mai để xắn đất trong sản xuất gạch.

- Mai do người đàn ông Khơ mú tự làm lấy bằng phương pháp thủ công để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Mai là sản phẩm của nghề rèn truyền thống.

- Hình thức canh tác của đồng bào Khơ Mú gắn liền vơi nông nghiệp. Ngoài các loài cây lương thực, hoa màu trồng trên đồi núi cao họ còn trồng lúa nước trong các thung lũng, vùng gần sông suối. Các công cụ sản xuất được sử dụng chủ yếu như cuốc, cày, mai... Trong đó Mai là dụng cụ do người đàn ông Khơ mú làm và sử dụng, có tác dụng để xắn đất đắp bờ, dọn cỏ xung quanh bờ, khơi rãnh thoát nước...

- Ngoài ra người ta dùng Mai để lấy đất trong sản xuất gạch. Ưu điểm của Mai là nhẹ. lưỡi to bản, sắc, có thể xăn được những khối đất to, vuông vức.

- Mai gồm có 2 phần: Cán được làm bằng gỗ dài hơn 1m, độ lớn vừa tay cầm, được tra vào phần lưỡi. Lưỡi được rèn bằng sắt, loại sắt có động cứng lớn, chịu nhiệt cao.

- Ngày nay cùng với sự phát triển của nhiều công cụ khác như cuốc, xẻng... có nhiều ưu điểm hơn nên Mai ít được đồng bào sử dụng. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các công cụ sản xuất bị mai một như Mai cần được quan tâm hơn.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da