Chi tiết hồ sơ

Tên Bồ đựng thóc (BTSL: 194)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Bồ đựng thóc của người Khơ Mú được đan thủ công bằng tay. Chủ yếu dùng cây tre, loi, nứa để đan. Bồ đựng thóc là một vật có vai trò rất lớn trong việc cất giữ thóc lúa và một số nông sản khác.

- Bồ được đn bằng một cây nứa to bằng cổ tay, nứa được đập giập, tước hết mắt. Việc đan thành bồ to hay nhỏ là tuỳ theo nhu cầu, ý định của từng người. Bồ có hình trụ, đáy rộng hơn miệng và không có nắp đậy. Sau khi đan xong bồ được đem ngâm dưới bùn ao một thời gian rồi mới vớt lên, sau đó người ta trát một lớp phân trâu lên bề mặt bồ đê thóc lúa không bị lọt ra ngoài và cũng là để tránh chuột. Thường thì người ta dùng mo cau đậy kín bồ lại để tránh chuột và bụi bẩn.

- Bồ đựng thóc còn thể hiện tình hinhfkinh tế của mỗi gia đình. Khi vào một gia đình qua bồ đựng thóc người ta có thể đánh giá được sự giàu sang, sung túc hay nghèo túng của gia đình đó.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da