- Dân tộc Thái thường thu hoạch lúa bằng cách gặt và đập lúa rồi đem cất vào bồ để ăn dần. Khác với dân tộc Mông, dao và 1 số số dân tộc khác thường cất thu hoạch lúa cả bông xong khi ăn mới đem giã bông rồi mới giã hạt thóc để lấy gạo.
- Với người dân tộc Thái thường phơi thóc bằng cót ép (liếp loi) nên phải dùng cào gỗ để phơi gạt, đảo thóc cho đều. Nên bắt buộc gia đình nào cũng phải có 1 chiếc để sử dụng mỗi khi phơi các đồ nông sản giúp cho nông sản khô đều.
- Người đàn ông trong gia đình thường chặt cây, gỗ vào mùa đông có thể dùng dao sắc đẽo, vạt thành miếng nhỏ bằng 2 bàn tay rộng trên dưới 20cm; dài 25 - 30cm, ở giữa đục lỗ tra cán dài để tiện khi kéo, dãi thóc và các đồ nông sản cho đều tay. Mỗi khi trở hạt cho khô lại dùng cào phơi thóc tãi hạt, dàn đều cho mỏng để hạt phơi chóng khô, đều.
- Hiện vật được sử dụng duy nhất khi phơi thóc và các đồ nông sản, không dùng trong nghi lễ tôn giáo.
- Không trạm trổ hoa văn mà phần bên dưới có thể bằng giống như một chiếc cuốc dùng xới cỏ nương, cũng có nơi làm răng cưa để cào thóc cho đều, giàn cho bề mặt lồi lõm thành luống nhỏ khi cào thóc.
- Hiện vật này tuy là của dân tộc Thái song nó cũng tương tự như cào phơi thóc của các dân tộc ở vùng lân cận như: Kháng, Mường, Việt (Miền xuôi). Tuy nhiên các dân tộc thiểu số ở Sơn La thì ảnh hưởng của văn hóa Thái cũng nhiều về cách thu hoạch và bảo quản thóc, lúa, ngô...
|