Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ đựng cá (BTSL: 297)
Địa điểm Bản Pá Ban, Xã Mường Trai, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Trai
Mô tả chi tiết

- Dân tộc Thái thường làm ruộng nên đời sống gắn liền với sông nước do vậy để đáp ứng việc đánh bắt cá người ta đã chế tác ra chiếc giỏ có cấu tạo hom chụm cá đút vào thì được xong không ra được nhất là giỏ bị ngập ở trong nước sâu. Kể cả giỏ dùng để đựng các côn trùng khá. Giỏ có nhiều tính năng sử dụng có thể để đựng cá, cua, tôm, ếch, nhái vì các côn trùng khác như cào cào, trâu chấu, dế mèn cả nam và nữ đều dùng chung một loại, giỏ to hay nhỏ tùy từng trường hợp sử dụng.

- Giỏ được đan bằng tre mạy giang hoặc cây mạy loi vót nhỏ cây được chặt vào mùa đông để tránh mọt. Đan xong để trên gác bếp mới đem ra dùng nên có màu bồ hóng bếp, độ bền cao không mọt.

- Nếu người đàn ông khéo tay trong một ngày một đêm có thể vót nan và đan được một chiếc giỏ sau đó giỏ sẽ được truốt bởi lạt giang hay dây mây để có "tai" sỏ dây đeo. Giỏ thường được sử dụng rất đa dạng như đựng tôm cá, cua ốc, ếch hến và các loại côn trùng như cào cào, trâu trấu, dế mèn...

- Giỏ thường đan dày có cả loại to miệng hình phễu có hom nắp kín. Khi đút vào thì dễ xong con vật được đựng ở trong không bò ra được mà phải mở hom mới để ra được. Giỏ thắt eo ở giữa còn đáy phình to, hình vuông hoặc hình chữ nhật và được đính 2 que vắt chéo tạo độ chắc khỏe. Đan xong giỏ được truốt bởi lạt sợi mây hoặc giang có làm khuy để luồn dây po để đeo bên hông cho tiện.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da