Chi tiết hồ sơ

Tên Ếp đeo (BTSL: 185)
Địa điểm Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Đan lát là một trong những nghè thủ công truyền thống của đàn ông dân tộc Khơ Mú. Ếp đeo là dụng cụ của phụ nữ, họ thường xuyên mang theo bên người để đựng kim chỉ, khăn vải... Trong ngày hội ếp đeo là đồ trang sức tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cả cô gái.

- Ếp đeo chủ yếu được đan bằng tre. Tre dùng để đan phải được chọn là những cây cuwad to vừa dài đốt được lấy vào mùa đông để chống mối mọt. Để có một chiếc ếp hoàn chỉnh đẹp mắt, là một đồ trang sức thực sự thì khâu vót nan phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, tỷ mỷ, cẩm thận trong từng động tác. Quá trình đan không được mắc lỗi, dù là nhỏ nhất.

- Nếu như dệt vải, thêu thùa là công việc của người phụ nữ, là thước đo sự khéo léo đảm đang của người phụ nữ thì đan lát là công việc chính mà mỗi người đan ông Khơ Mú phải biết làm. Con trai Khơ Mú đến tuổi trưởng thành phải biết đan lát, đây là tiêu chí để lấy vợ. Chính cuộc sống tự cung tự cấp nên từ nhỏ họ đã biết làm ra những vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

- Ếp đeo còn được đan thành những đường hoa văn, thành những bông hoa xung quanh thân ếp, sợi nan được nhuộm các màu khác nhau trông rất đẹp mắt. Là đồ trang sức làm đẹp cho bản thân nên mỗi cố gái đều giữ gìn, bảo quản ếp rất cẩn thận. Ếp đeo được dùng khi còn trẻ, đến khi về già người ta không còn đeo nữa mà thay bằng túi đeo.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da