Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ ép sắn (BTSL:301)
Địa điểm Bản Pá Uôn, Xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ơn
Mô tả chi tiết

Giỏ ép sắn là dụng cụ rất thiết thực trong mỗi gia đình dân tộc Thái vì cũng như các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ sản phẩm đan láy đều do người đàn ông chế tác bằng thủ công.

trong điều kiện địa hình Tây Bắc đồi núi cao dốc, việc canh tác ruộng nước không được đa dạng phổ biến như miền xuôi. Để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày đồng bào Thái đã trồng them các cây lương thực khác như khoai sắn.

Nhưng làm thế nào để sẵn xôi cùng với cơm ăn không bị đắng chát.

Người Thái đã nghĩ ra việc đan chiếc giỏ ép sắn nạo nhỏ nhắn đẹp mắt này.

Sau khi nạo sắn xong người ta cho sắn vào giỏ và đặt lên bàn ép. khi đặt giỏ vào bàn ép người ta ấn nắp xuống ép chặt giỏ đựng sắn trộn với gạo nếp ngâm rồi đem xôi làm như vậy để cho cơm xôi trộn với sắn không ngáy và không bị chát bởi nước sắn.

Giỏ ép sắn nạo có cấu tạo kiểu hình trụ tròn được đan theo kiểu nóng mốt, đan từ đáy dần đến miệng và được viền chặt lại đây để giữ nan không bị tuột.

Gần miệng người ta đan kèm một sợi dây mây vòng quanh cổ để giỏ để khi ép giỏ không bị doãng miệng ra.

Kiểu dáng, cách đan đơn giản để phù hợp với tính năng sử dụng giống dân tộc và các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ Tày Thái.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da