- Dần được sử dụng cùng với mẹt để dần trấu, cám. Dân tộc Thái dùng dần có lỗ nhỏ để dần cám cho gia súc gia cầm ăn. Ít dùng dần để dần gạo như ở miền xuôi. Bởi khi sảy gạo thì người ta đã sàng lọc thóc ngay và sảy cho hết trấu và vạt luôn tấm khi sảy gạo rồi.
- Ngoài ra dần còn sử dụng để dần bột gạo nếp, bột ngô nếp để làm bánh hoặc dần bột và cây thuốc thơm khi giã men lá.
- Cũng giống như các đồ mây tre đan khác người dân tộc Thái thường chặt tre, vầu vào mùa đông, chọn loại cây bánh tẻ, có dóng dài để trẻ nan sau đó đan xong dần được cạp bằng 1 thanh tre uốn cong tròn theo độ tròn của dần tre dày 0,4cm; rộng 1,5cm. Buộc chặt cạp vào dần bằng những sợi dây mây nhỏ cách từ 3 - 4cm lại được lặp lại một nốt mây để tạo độ bền chắc cho cạp dần. Dần được đan nong mốt.
- Hiện vật dần được thường xuyên sử dụng trong đời sống của đồng bào Thái mặc dù việc giã gạo, sảy gạo đã có máy công nghiệp thay thế sức người. Song dần vẫn được dùng để dần trấu, cám cho mịn để nuôi gia súc, gia cầm. Hoặc dần bột khi làm men, dần bột làm bánh.
- Với dân tộc Thái dần không sử dụng trong nghi lễ tôn giáo.
- Dần đan thường, không có hoa văn không liên quan gì về vấn đề tôn giáo.
- Hiện vật dần có chịu ảnh hưởng của dân tộc Kinh cũng như một số dân tộc khác ở vùng tây bắc. Song tính năng sử dụng không hoàn toàn giống như miền xuôi.
|