Chi tiết hồ sơ

Tên Ếp đeo (BTSL:304)
Địa điểm Bản Mển, Xã Hua Trai, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hua Trai
Mô tả chi tiết

Ếp đeo do người đàn ông trong gia đình dân tộc Thái vót nan và đan lóng mốt, to hay nhỏ do tính năng sử dụng trong gia đình của mỗi người.

Dân tộc Thái cũng có nghè mây  tre đan rất phát triển. ếp đeo thường được sử dụng đồ để đựng rau măng khi đi làm nương, loại nhỏ dùng để đựng hạt giống khi tra hạt hoặc đựng kim chỉ để thêu thùa. Trong mọi lúc ếp được sử dụng như một chiếc túi hay làn của người miền xuôi vì ếp đeo có dây, phần đặt lên vai được đan bằng tre nên khi dùng rất thuận lợi nhất là khi đi rừng kiếm măng, rau.

Vào mùa đông sau khi măng tre đã lên cao bằng cây bố mẹ là mùa chặt tre về để đan ếp. Chọn cây gióng dài không cụt ngọn về chẻ lạt đan lúc tre còn tươi độ dẻo dai lớn. Sau khi đan ép được ken bằng mây hoặc lạt giang để tăng độ bền và có chỗ để luồn dây đeo. Để sử dụng lâu dài v à tăng độ bền ếp được để trên gác bếp từ 6 tháng đến 1 năm.

Nếu đảm bảo như vậy ếp đeo không bị mọt độ bền cao ếp đeo của dân tộc Thái thường là do người đàn ông trong gia đình đan để sử dụng trong sinh  hoạt. Người trẻ có thể đan tặng người yêu để làm tin khi gọi là lếp lai ăn. (ếp có 2 màu xanh đỏ). Có hoa văn hình học hình quả trám.Ếp được đan có nắp là hồi môn của bố mẹ đựng cho con đựng áo váy từ trong đem theo về nhà chồng.

Ngoài ra ếp đeo nhỏ còn được dùng đựng bộ đồ cúng  tổ tiên để ở góc thờ trong gia đình. co lóck hoóng gọi là ca lếp phi hươn.

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da