Cày đã qua sử dụng phần trên lưỡi có bị sứt khoảng 2 cm.
Cày được gắn liền với đời sống của nông dân. Cày có thể dùng để cày ruộng làm đất trồng lúa nước và có thể cày nương trên đất dốc bằng sức trâu bò bởi với dân tộc H Mông chủ yếu là để cày nương trên đất dốc.
Cày thay thế cho việc cuốc. Bởi cày thường có độ sau từ 20-25 cm đất lật từ dưới úp lên trên nên đât rất tới xốp, thì mới tiến hành cây lúa nước được cày ruộng có tính quyết địng cho mùa màng bội thu.Nhất là những người nông dân suốt ngày gắn bó với đồng ruộng, đất nương để trồng cây do vậy cây thường được chế tác bằng bàn tay khéo léo của những người đàn ông có tay nghề mộc, chọn loại gỗ tốt có thể không bị nứt nẻ , chịu được nước và nắng hạn, gỗ dai- gỗ được chặt vào mùa đông cho đến đầu mùa xuân, cây không bị mọt lại bền.
Cày được sử dụng khi làm đất trồng lúa bông và ngô,...
Cày được chia làm 3 bộ phận:
-
Thân cày: Bằng gỗ có độ cong tự nhiên hoặc do người chế tạo ra bằng cách ghép gỗ dáng cao để sử dụng người và trâu bò để điều khiển trâu bò.
2. Lưỡi cày: Lưỡi bằng sắt dài rộng sao cho đủ áp vào gỗ của thân cày chạy sau con vật kéo để làm úp luống đất đều theo độ sầu tương đối đều từ 15-25cm
3. Ách cày và dây chão: Ách cày và dây chão, được làm bằng gỗ cong tự nhiên giống như khủy tay được đặt lên cổ trâu bò rồi có dây nối xuống các bộ phận thân cày để kéo chiếc cày lật đất được dễ dàng bằng sức kéo của trâu bò.
Cày với dân tộc Thía cũng như một số đồ dùng trong nông nghiệp. khi dùng xong thì làm vệ sinh sạch sẽ rồi cất vào nơi cao ráo thoáng tránh nắng mưa gió rọi vào ở dưới gầm sàn để vụ sau đem sử dụng tiếp chứ không mang ý nghĩa tôn giá kiểu dáng không có trang trí các mô típ hoa văn gì.
Hiện vật cũng được chế tác giống tương tự như cày của dân tộc H'mông. Xong dân tộc Thái thì để cày ruộng trồng lúa nước. còn lưỡi cày của H,mong bằng chất liệu giang nên khỏe và bền để cày trên đất đá và dốc.
Dân tộc Thái do ít tự chế tác ra lưỡi cày nên thường trao đổi hàng hóa với dân tộc Hmong để lấy lưỡi cày 51 (năm mốt) về làm cày để cày ruộng.
|