Chi tiết hồ sơ

Tên Đồ đựng cơm- Cóm khảu (BTSL: 342)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Mây tre đan là một nghề thủ công truyền thống của người Khơ Mú.

- Từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như mây, tre, nứa...kết hợp với bàn tay khéo léo của người đàn ông Khơ Mú, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm thủ công bền và đẹp, đáp ứng phần lớn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày lẫn việc trao đổi hàng hóa. Giỏ đựng cơm được người Khơ Mú mang theo bên mình mỗi khi đi làm nương rẫy, họ dùng giỏ để đựng cơm, thường là bữa trưa họ không về nhà nấu cơm mà ở lại nương ăn cơm để làm việc buổi chiều.

- Giỏ đựng cơm được cấu tạo bởi nhiều phần: Nắp đậy, miệng, thâm đáy, dây đeo. Chất liệu chủ yếu bằng mây tre. Giỏ có chiều cao 22cm (giỏ 1) và 20cm (giỏ 2). Nắp giỏ hình vuông, đáy vuông, miệng tròn, phía dưới giỏ có 2 thanh gỗ bắt chéo nhau với công dụng để giỏ giữ vững, tránh cho cơm tiếp xúc trực tiếp với đất để giữ vệ sinh. Giỏ có dây đeo, dây được luồn qua đáy lên nắp, có tác dụng giữ cho nắp giỏ khỏi bị rơi và đeo vào người mỗi khi đi nương, treo lên gác bếp khi không sử dụng.

- Cách sử dụng: Khi xôi cơm chín họ đổ ra và quạt cho nguội và lúc gần khô thì cho cơm vào giỏ để bảo quản được lâu, dễ sử dụng và di chuyển được dễ dàng hơn khi đem lên nương.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da