- Dân tộc Thái rất chú trọng tới vấn đề tâm linh nên khi bố mẹ chồng mất, người con dâu thường mặc bộ y phục Tang ma (sửa co long) ra ngoài áo tang. Loại áo này do chính những cô dâu tặng bố mẹ chồng để khi bố mẹ mất đem treo ở nhà mồ. Đây gọi là áo hiếu mà cô dâu tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành ra người chồng của mình. Áo được cắt may tương đối cầu kỳ và chỉ sử dụng duy nhất trong ngày tang lễ.
- Khi chuẩn bị cho con gái đi nhà chồng, người mẹ thường dùng vải vóc cắt may áo hiếu cho con để tặng bố mẹ chồng. Đây là một luật tục mà từ xưa tới nay dân tộc Thái vẫn duy trì. Người mẹ có bao nhiêu cô dâu thì sẽ có bấy nhiêu đôi áo. Cô dâu cả sẽ tặng đôi áo trắng, cô dâu thứ tặng đôi áo màu đen, cô dâu út tặng màu đỏ (Hình thức may được cải như nhau, khi bố mất hoặc mẹ chồng mất được sử dụng một chiếc).
- Áo tang (sửa co longk) được sử dụng duy nhất vào lúc gia đình nhà chồng có đám hiếu, song chiếc ào này do cô con dâu tặng bố mẹ chồng từ khi mới cưới chồng. Nó là vật để con dâu tạ công sinh thành và nuôi dưỡng người chồng của mình.
- Áo do con dâu mặc ra ngoài áo tang trong ngày diễn ra tang lễ và sau đó treo ở nhà mồ cho bố mẹ chồng.
- Nếu trường hợp những cô dâu không phải mặc thì toàn bộ áo của cô dâu sẽ được treo lên như những bức trướng treo ở đám ma người miền xuôi. Sau khi đưa bố mẹ ra đồng áo được đem theo treo ở nhà mồ cùng với còng tròn của cờ.
- Áo hiếu mang ý nghĩa tâm linh đối với dân tộc Thái bởi công sinh thành và nuôi dưỡng và công cưới vợ cho con đàng hoàng nên người làm cha mẹ cũng được mở mày mở mặt khi lên "Mường trời với tổ tiên sẽ được mọi người trên Mường trời đón nhận và quý nể. Ngoài ra những con dâu còn phải góp vải làm cờ, làm chạo phọc cho người đã khuất cũng được tổ tiên trên mường trời ghi nhận, hồn của cha mẹ siêu thoát được dễ dàng.
- Hiện vật có ảnh hưởng của một số dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me.
|