Chi tiết hồ sơ

Tên Bẫy kẹp (BTSL: 183)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Ngoài các dụng cụ đánh bắt tôm, cá, cua ở sông suối như đo đơm cá, chài, cần cầu...Người Khơ Mú còn dùng những dụng cụ để bắt những con thú trên rừng như nỏ, súng kíp, bẫy sóc, bẫy cáo... Bẫy kẹp là một dụng cụ đánh bắt khá hiệu quả và được dùng nhiều trong mỗi gia đình người Khơ Mú.

- Bẫy kẹp do người đàn ông Khơ Mú lam, bằng phương pháp thủ công. Đây là một dụng cụ khá phức tạp, gồm nhiều bộ phận như lưới, cần, cột chính, trụ chính...nên việc chuẩn bị vật liệu lẫn thời gian làm bẫy mất khá nhiều thời gian.

- Bẫy kẹp là một dụng cụ đánh bắt các loài thú nhỏ có hiệu quả như sóc, cáo, chồn, chuột... góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa để bảo vệ mùa màng.

- Cấu tạo gồm: Thân bẫy, thanh đỡ, lưỡi bẫy, cần bẫy, dây, loai kồ, coong cồ.

- Cách sử dụng: Bẫy kẹp được sử dụng khoảng tháng 7 đến tháng 8 khi đó có nhiều hoa quả từ cây trồng của đồng bào. Người ta dọn sạch gốc cây, bắc lên thân cây một đoạn sào dài chừng 2,5m làm đường cho thú nhỏ lên ăn, treo bẫy ở đấy. Khi các con thú leo lên sào, người đánh bẫy sẽ núp ở gần đấy dùng một cây sào khác gõ vào cây sào treo bẫy làm cho con thú sợ hãi và chạy lên phía bẫy, chui vào trong lưỡi bẫy, lúc đấy nẫy của bẫy sẽ bật ra. Dưới sức mạnh của cần bẫy thông qua dây kéo làm cho thanh bẫy bật sập xuống chen lên cổ con thú. Lúc đó người ta chỉ việc tháo dây bẫy và bắt con thú ra. Trung bình một buổi tối người đánh bẫy bắt được 7 đến 8 con thú.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da