Chi tiết hồ sơ

Tên Dụng cụ vo gạo - Huốt (BTSL: 331)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Truyền thống đan lát của người Khơ Mú đã sản xuất ra nhiều vật dụng rất tiện lợi phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó có dụng cụ vo gạo, nó dùng để cho gạo mới ngâm và vo xong vào để ráo nước hay để lọc tro bếp...

- Dụng cụ này được đan bằng tre. loại tre được họ lựa chọn phải là những cây có đốt to dài, cụt ngọn, được lấy vào mùa đông để chống mối mọt. Thời gian để họ hoàn thành một dụng cụ này thường trong một buổi tối hoặc nửa buổi sáng (hay chiều). Sau khi đan xong họ để lên gác bếp một thời gian rồi mới đem ra sử dụng.

- Huốt có hình tam giác, có đáy, miệng loe to, có hai quai xách.

- Họ dùng huốt để làm ráo nước ngâm gạo, bằng cách ngâm gạo vào nồi, sau đó để huốt lên một chạc cây, đổ gạo vào huốt cho ráo nước. Người ta hứng chậu nước  ở dưới huốt để lấy nước đó gội đầu.

- Ngoài ra họ dùng huốt để lọc tro bếp: Đổ tro vào huốt và ấn chặt rồi đổ nước từ từ nhẹ nhàng lên trên, đặt chậu ở dưới. Người ta sẽ được một thứ nước trong, dùng để giặt quần áo mà rất sạch, thay cho việc dùng bột giặt và các loại hóa chất như ngày nay.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da