Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ đựng cá (BTSL: 186)
Địa điểm Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Khơ Mú. Giỏ đựng tôn cá là vật dụng tiện lợi, họ mang theo bên hông để đựng tôm cá, cua khi họ bắt được môi khi xuống suối, ra đồng làm việc. Đây là nguồn thực phẩm bổ sung, cải thiện cho các bữa ăn của đồng bào.

- Giỏ đựng cá do người đàn ông Khơ Mú đan. Nguyện liệu chính để làm là tre, loại tre có ống dài, chặt vào mùa tháng 10 để chống mối mọt, để đan được giỏ và các loại đồ dùng khác đòi hỏi phải là người khéo tay, tỉ mỉ trong từng sợi nan. Họ thường đan vào lúc nông nhàn ngoài thời gian đi làm nương và các công việc chính khác của gia đình.

- Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khơ Mú, dưới bàn tay khéo léo của những người đàn ông, nhiều sản phẩm thủ công ra đời như giỏ đựng cá, mẹt sảy thoác gạo, đó đơm cá... vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày vừa làm hàng hóa đển trao đổi, buôn bán với các dân tộc khác trong vùng nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho họ.

- Chiếc giỏ đựng cá này do ông Lò Văn Quân đan bằng tre theo kiểu nong mốt. Miệng hình tròn có nắp đậy. Nắp hình chúp nón tạo nên bởi nhiều nan tre vót nhẵn 2 mặt, một đầu nhọn. Đầu kia giữ chặt bằng một vành tre hình tròn, đầu này vót nhọn chụm lại, khi đậy nắp thì cá không ra ngoài được. Giỏ đan thu nhỏ dần từ dưới lên trên thắt eo tại phần cổ giỏ cách miệng 0,5cm. Thân giỏ phình ra bó dần lại phía đáy. Ở 4 góc của đáy giỏ người ta đan thành những túm nan nhô ra để bảo vệ đáy khi tiếp xúc với đất. Thân giỏ có 3 tai, một tai ở giữa gần đáy giỏ, 2 tai ở hai bên eo để luồn dây đeo bên hông khi đánh bắt cá. Cấu tạo nhẹ, dễ sử dụng nên cả đàn ông và đàn bà thường mang theo khi xuống ruộng. Giỏ thường tiếp xúc với mưa nắng nên khi đan xong người ta treo lên gác bếp để bảo quản.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da