Chi tiết hồ sơ

Tên Mõ trâu bò (BTSL: 172)
Địa điểm Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Đồng bào Khơ Mú sống trên vùng núi cao, hình thức chăn nuôi gia súc theo kiểu nửa tự nhiên, nửa chăm sóc. Người ta thường thả rông trâu bò trong rừng núi, từ sáng đến tối mới đuổi trâu bò về, do đó khi đuổi trâu bò về khó xác định được vị trí mà trâu bò đang đứng. Từ thực tế đó đồng bào Khơ Mú đã nghĩ ra và chế tạo ra chiếc mõ trâu, bò, một dụng cụ nhằm phát hiện vị trí mà caon trâu, bò đang ở.

- Mõ trâu bò được làm bằng 3 loại chất liệu chính là: tre, gỗ, kim loại. Mõ được khoét rỗng bên trong lòng, treo các quả dùi gỗ, khi trâu bò chuyển động những dùi này sẽ gõ vào thành mõ tạo ra những tiếng kêu lốc cốc. Mõ được chế tạo bằng phương pháp thủ công. Do làm bằng những chât liệu khác nhau nên âm thanh phát ra cũng khác nhau, người ta dễ dàng nhận ra tiếng kêu đó và xác định xem đó có phải là trâu bò nhà mình hay không.

- Để đảm bảo sức kéo, phân bón phục vụ cho phát triển nông nghiệp trong mỗi gia đình người Khơ Mú đêề nuôi từ 2 đến 3 con trâu bò, thậm chí có gia đình nuôi đến hàng chục con.

- Trâu bò là loại gia súc dễ nuôi, có sức chống chọi bệnh tật, người ta thường thả rông trâu bò đi ắn trong rừng núi. Trên cổ trâu bò lúc nào cũng đeo chiếc mõ để dễ phát hiện ra cúng trong rừng rậm.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da