Chi tiết hồ sơ

Tên Chài quăng cá (BTSL: 200)
Địa điểm Bản Mển, Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ngàm
Mô tả chi tiết

- Chài quăng cá là một dụng cụ đánh bắt cá của dân tộc Khơ Mú, nó là sản phẩm thủ công được làm nên với bàn tay khéo léo của nhứng người đan ông Khơ Mú, với chất liệu chính là sợi dù và sắt.

- Chài dùng để quăng cá ở nhưng nơi nước nông, nước chảy yếu, bắt cá về để cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình.

- Chài gồm có 2 phần: Lưới và dây xích. Khi làm chài họ buộc dây chài lên thanh ngang của nhà để tiện khi làm và cũng tránh được người trong nhà nhất là phụ nữ bước qua, họ cũng kiêng người khác đan chài của mình, chỉ có một người đan chiếc chài đó. Chài được đan móc nối với nhau hết sức chặt chẽ, chài rộng khoảng 1,5m hoặc tùy thuộc vào người làm. Phía chân của chài họ buộc vào những móc xích sắt nhỏ để chân chài nặng dễ chìm xuống dưới mặt nước, như vậy khi quăng chài chìm nhanh hơn và cá không kịp thoát ra ngoài.

- Sau khi sử dụng họ thường rửa sạch chài, buộc lên chỗ cao ráo để tránh bị đứt hỏng, ẩm ướt.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da