Mô tả chi tiết |
- Đàn tính là sản phẩm thủ công được làm bằng bàn tay khéo léo của người đàn ông Khơ Mú. Đây là loại nhạc cụ được dùng phổ biến đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thân của người Khơ Mú. Đàn được sử dụng trong các buổi sinh hoạt văn hóa, những dịp lễ hội của cộng đồng.
- Cũng như các dân tộc khác ở Tây Bắc, sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội vui chơi giải trí của người Khơ Mú là một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của họ. Trong những buổi sinh hoạt đó không khó để chúng ta nhận ra tiếng đàn tính trong trẻo vang lên trên những nốt nhạc thăng trầm kết hợp với giọng hát êm ru của những người con gái Khơ Mú. Làm cho không khí của đêm giao lưu sinh hoạt văn hóa thêm phần sinh động sôi nổi để lại một ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người đến dự sau khi ra về.
- Cấu tạo đàn tính gồm các bộ phận:
-
Cần đàn: Làm bằng gỗ, một đầu gắn với thùng đàn, đầu kia được đục lỗ để gắn phím lên dây.
-
Thùng đàn: Làm bằng quả bầu già lấy ruột phơi khô, cắt miệng, mặt cắt đó người ta gắn mảnh gỗ dán mỏng, đáy được khoét thủng hình sao năm cánh.
-
Dây đàn: Làm bằng dây cước có chiều dài gần bằng chiều dài của đàn, dây được buộc vào cót để khi cần điều chỉnh âm thanh của dây.
-
Ngựa là bộ phân đỡ dây đàn được đặt trên mặt có gỗ dán của quả bầu.
- Cách sử dụng: Người nhạc công thường dùng khi có hội hè, vui chơi văn nghệ... Đàn được dựng nghiêng cần lên phía trên, thùng đàn ở phía dưới. Một tay vừa giữ chắc cần đàn vừa bấm phĩ, di chuyển vị trí ngón tay trên cần đàn theo từng nốt nhạc linh hoạt, tay kia gẩy đàn, dùng ngón trỏ để gẩy.
- Khi tiếng đàn tính tẩu vang lên hòa trong lời ca tiếng hát của người con gái Khơ Mú, bên chén rượu nồng cũng là lúc các đôi trai gái bày tỏ tình cảm của mình, mọi người trong đêm dự hội xích lại gần nhau hơn.
|