Chi tiết hồ sơ

Tên Gậy chọc lỗ tra hạt (BTSL: 161)
Địa điểm Bản Huổi Pha, Xã Cà Nàng, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Cà Nàng
Mô tả chi tiết

- Đúng như tên gọi, gậy dùng để chọc lỗ tra hạt vào mỗi mùa vụ gieo trồng. Các loại cây lương thực như ngô, đạu, lạc, vừng... của đồng bào dân tộc Kháng. Việc dùng gậy chọc lỗ vừa đơn giản vừa nhanh, hiệc quả công việc cao nên người ta sử dụng khá phổ biến. Gậy chỉ dùng được ở những vùng đất có độ tơi xốp cao.

- Gậy do người đàn ông dân tộc Kháng làm bằng một loại gỗ tốt. Sau khi chặt ở rừng về người ta đem gỗ ngâm xuống bùn ao, hồ để chống mối mọt nhằm bảo quản được lâu dài, sau một thời gian đen chế tạo thành gậy. Cấu tạo gậy khá đơn giản, nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên nên để làm một chiếc gậy hoàn chỉnh cũng không tồn nhiều thời gian.

- Cũng như các dân tộc khác ở Tây Bắc, đồng bào người Kháng sống trên vùng núi cao, hình thức canh tác chủ yếu gắn liền với nương rẫy. Sản phẩm nông nghiệp của họ, chủ yếu là các loại lương thực như ngô, lúa, đậu, lạc...

- Để thuận tiện trong mỗi mùa vụ gieo trồng người ta chế tạo ra gậy chọc lỗ tra hạt này. Gậy có ưu điểm nhẹ, dễ sử dụng, phù hợp với địa hình đồi núi nên phần lớn mỗi người trong gia đình đều có thể sử dụng được, tuy vậy đàn ông sử dụng thường xuyên hơn vì công việc chọc lỗ cũng cần nhiều sức lực thì mới làm cả ngày được.

- Cứ mỗi vụ gieo trồng, người ta đem gậy lên nương rẫy chọc những lỗ nhỏ, cách đều nhau, tùy thuộc vào khoảng cách tra hạt của mỗi loại cây trồng, để việc gieo trồng nhanh hơn thì một người đi trước dùng gậy chọc lỗ, người đi sau tra hạt vào lỗ và lấp đất lại. Việc dùng gậy chọc lỗ tra hạt, làm cho hạt được tập trung không rơi vãi. Đầu gậy thon nhỏ có thể chọc được cả những nơi có dải đất hẹp, địa hình dốc...

- Chính vì gậy rất cần thết trong mùa gieo trồng nên được bà con bảo quản cẩn thận. Thông thường tuooit thọ của gậy từ 5 năm trở lên.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da