Chi tiết hồ sơ

Tên Mâm đan (BTSL: 148)
Địa điểm Bản Cà Nàng, Xã Cà Nàng, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Cà Nàng
Mô tả chi tiết

- Mâm đan được sử dụng bày biện thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày, bày cỗ trong ngày lễ, tết của đồng bào dân tộc Kháng. Sau bữa ăn người ta cũng thường sử dụng mâm để ngồi uống nước, ngồi nói chuyện. Mâm cũng được dùng khi tiếp khách của mỗi gia đình.

- Mâm đan do người phụ nữ dân tộc Kháng đan bằng phương pháp thủ công; tre đan mâm là lợi tre bương, chặt vào mùa thu, đông để tre không bị mọt. Đan bằng hình thức nong đôi. Nan tre được chẻ thật đều, vót nhẵn để khi đan mâm sẽ có độ phẳng, đẹp.

- Việc dùng nguyên liệu tre, nứa, mây, trúc... tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đã phát triển ở các dân tộc vùng Tây bắc nói cung và dân tộc Kháng nói riêng. Sản phẩm đan lát của người Kháng nổi tiếng với Mâm đan, ép khảu, nong nia, cót phên, gùi... Nhìn chung những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đồng bào mà còn làm hàng hóa đem trao đổi với các dân tộc láng giềng.

- Mâm của người Kháng dùng để đựng bát đĩa, thức ăn khi ăn cơm, dọn cỗ cúng giỗ tổ tiên... nhất là khi tiễn đưa người đã khuất nhất thiết phải có mâm để bày cỗ.

- Mỗi gia đình người Kháng thường có từ một đến vài chiếc mâm to nhỏ khác nhau. Thường thì mâm được đan hình tròn, khi bày biện thức ăn trông rất đẹp mắt. Cùng với bộ ghế mây mâm đan là nơi mọi thành viên trong gia đình cùng quây quần xum họp bên nhau trong mỗi bữa cơm, vừa ăn vừa trò chuyện thật đầm ấm.

- Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp gỗ, kim loại... thay thế sản phẩm của nghề đan lát, người đan cũng ít dần đi. Vì vậy việc giữ gìn nghề đan truyền thống và những sản phẩm của nó là việc làm cần thiết nhằm góp phần giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da