Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ đựng cá (BTSL: 321)
Địa điểm Bản Văn Pán, Xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ơn
Mô tả chi tiết

- Giỏ đựng cá này đan bằng thủ công, đặc biệt là do người phụ nữ dân tộc Kháng tự chẻ nan và đan vào lúc nông nhàn về mùa đồng hoặc lúc hội họp, chăn trâu bò.

- Nguyên liệu chính là tre, mây, dây Po. Sau khi đan xong người ta thường gác lên dàn bếp để xông khói, bồ hóng nhằm mục dích bảo quản tốt hơn, tránh mỗi mọt... Sau một thời gian mới đem ra sử dụng.

- Đúng như tên gọi của nó, giỏ dùng để đựng các loại tôm, cua, cá... mỗi khi đi làm ruộng của đồng bào người Kháng.

- Giỏ đựng cá là một trong những sản phẩm của nghề thủ công mây tre đan dân tộc Kháng. Giỏ được đan bằng tre, loi vót nhỏ, mịn, cạp bằng sợi dây mây. Miệng giỏ hình tròn có nắp đậy, phần cổ thắt lại, phần bụng phình ra, dưới đáy có hai thanh tre vắt chéo nhau để cho giỏ đứng vững, tránh cho đất bẩn lẫn vào trong giỏ. Để thuận lợi khi di chuyển người ta buộc miệng giỏ một sợi dây đeo.

- Mỗi khi đi làm ruộng, ra sông suối, người Kháng thường mang giỏ bên cạnh sườn để khi bắt được cá, tôm, cua thì cho vào rồi đậy nắp lại.

- Hình thức đan giỏ khá đa dạng. Có lúc nong mốt, lúc thì nong hai, nong ba...

- Vì đời sống kinh tế của dân tộc Kháng chủ yếu gẵn với ruongj đồng nân dụng cụ đựng tôm cá dù đã qua nhiều thế hệ nhưng nó vẫn tồn tại trong mỗi gia đình người Kháng, nó như một minh chứng cho nét văn hóa truyền thống dân tộc vẫn đang được bảo lưu theo thời gian.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da