Chi tiết hồ sơ

Tên Giỏ ép sắn (BTSL: 314)
Địa điểm Bản Xe Trong, Xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ơn
Mô tả chi tiết

- Giỏ được đan bằng tay, nguyên liệu chính là tre. Giỏ có tác dụng ép hết nước từ sắn mới nạo xong để đem trộn với gạo đồ lên, làm như vậy khi ăn sẽ không bị ngấy, không bị ngộ độc.

- Với dân tộc Kháng nói riêng và các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung, điều kiện sống chủ yếu ở các vùng đồi núi, thung lũng gần sông suối. Địa hình bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, không thuận lợi để phát triển trồng lúa. Vì vậy để đảm bảo lương thực dùng trong cả năm, ngoài lúa gạo ra họ còn phải trồng thêm các loại cây ăn quả, củ quả khác như khoai sắn, khoai, đậu, lạc... Trong đó sắn là một loại lương thực phụ mà đồng bào rất ưa thích.

- Sắn dùng để trộn lẫn với gạo để đồ xôi, sắn dùng nấu rượu... Chiếc giỏ ép sắn ra đời để phục vụ cho việc ép những sợi sắn cho ráo bớt nước.

- Giỏ ép sắn là một sản phẩn của nghề mây tre đan dân tộc Kháng, nó được cấu tạo khá đơn giản, hình trụ tròn, đan bằng tay theo kiểu nong mốt, được đan từ đáy lên trên miệng và viền chặt tại đây. Gần miệng người ta đan kèm theo một sợi dây mây vòng quang cổ giỏ để khi ép miệng giỏ không gị giãn ra. Khi ép có tẫm gỗ kê ở bên dưới, trên đầu có hai thanh gỗ đặt vuông góc với tấm gỗ, trên đầu 2 thanh gỗ có một chốt giúp cần ép được chặt, sau khi ép hết chất độc mới đem trộn với gạo để đồ xôi.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da