Nỏ là một trong những dụng cụ để sử dụng trong việc săn bắn chim và các loại thú nhỏ như chồn, chuột, sóc. Nỏ do người đàn ông trong gia đình chế tác và sử dụng.
Nỏ chủ yếu được chế tác dùng cho việc săn bắt chim, thú nhỏ. Nền chỉ có những đàn ông trong gia đình sử dụng. Nỏ có thể thay thế một phần súng kíp không còn được sử dụng hợp pháp ở vùng đồng bào miền núi.
Muốn chế tác một chiếc nỏ người đàn ông cũng phải lựa chọn, loại gỗ dai, không dễ bị nứt nẻ, độ bền cao. Nhất thiết phải chặt cây vào mùa đông để không bị mọt. Sau khi chế tác xong nỏ cũng được để trên gác bếp thêm một thời gian cho cây đỡ bị cong vênh, có màu sẫm.
Nỏ được chia làm 2 phần:
1) Thân nỏ: Là một thành gỗ vót vẹt một đâu.
Là một thanh gỗ vót vẹt một đầu giống như mũi tên. Giữa có rãnh để đặt vừa mũi tên ngoài ra còn có gắn ở gờ của thân.
2)Dây nỏ được gắn với cánh nỏ. Đó là một bộ phận quyết định việc bắn mũi tên đi xa hay gần, chính xác đến mức độ nào.
Khi bắn (sử dụng) dây nỏ và cánh được kéo đến đặt dây tại địa điểm "gờ" ở cạnh cò. Sau khi đã ngắm trúng tâm điểm bắn người ta sẽ bấm cò cho dây phần cuối của mũi tên - khiến mũi tên bay trúng đích cần bắn.
Dây nỏ thường được làm bằng dây của cây gai tước ra xe cho chắc và dùng là cây mô, 3 chạc tuốt cho mịn thêm có độ bền chắc.
Nỏ còn được sử dụng trong cúng lễ để bắn trừ ma tà quấy rối người ốm. Hoặc thay cho súng dùng khi lên nhà mời có thể bắn một mũi tên xua đi những ma tà vía độc trong nhà mới dựng - trường hợp bắn một phát súng kíp cũng đậy.
Nỏ không liên quan đến tôn giáo chỉ dùng trong tín ngưỡng của các dân tộc nhóm ngôn ngữ môn khơ me.
Nỏ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc thông thường người kháng cũng vẫn dùng nỏ giống như dân tộc Thái để đuổi ma tà, vía độc để khi lên nhà mới mọi điều sẽ may mắn tốt đẹp.
Nỏ có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc Thái và một số dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ môn Khơ Me.
|