Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ y phục nam thường (BTSL:259)
Địa điểm Nà Đời, Xã Hua Trai, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hua Trai
Mô tả chi tiết

Bộ y phục ngày thường của nam dân tộc Kháng do người phụ nữ trong gia đình dệt vải và tự cắt may. Vải được nhuộm vỏ cây đun lên sau đó nhuộm bùn thì mới giữ được màu. Bộ y phục được mặc trong ngày thường đi làm hội họp nếu mặc trang phục lễ hội thì mặc ra ngoài bộ y phục này.

/khi thu hoach bông vào mùa cuối thu, đầu mùa đông cũng là mùa người phụ nữ trong gia đình bắt đầu bận rộn vất vả họ tranh thủ thời gian rồi vào ban đêm để bật bông kéo sợi. Khi đủ một lần dệt thì người ta bắt đầu dệt. Để may y phục thường dệt vải kẻ, vải trắng sau đó nhuộm mới cắt may y phục được. Thời gian và quy trình chế tác lâu.

Người đàn ông trong gia đình mặc sử dụng bình thường bộ mới thì dùng để mặc khi đi hội họp và bộ cũ dùng để đi rừng đốn củi, làm nương.

Y phục gốm có áo may theo kiểu xẻ ngực đính cúc, cổ cao như cổ tàu, 3 cm, có 2 túi ở 2 vạt trước.

Quần may theo kiểu quần đàn ông người miền xuôi, ống rộng có cạp dải rút.

Y phục của dân tộc được cắt may bằng vải tự dệt, càng giặt càng dày và mềm, mặc ấm thấm mồ hội nên mùa hè mặc mát.

Áo dài 83, vai rộng 66 cm, tay dài 48 cm, ống tay 17 cm, nách rộng 24 cm. quanfaf dài 107 cm, ống rộng 27 cm, đũng dài 27 cm cạp 51 cm

Đối với dân tộc Thái. Áo là một trong những vật được coi là vật có giữ hồn của chủ nhân chiếc áo, bởi thế nên khi ốm người ta chỉ cần lấy áo đi xem và cúng thầy cho người ốm.

Cho nên khi cắt may người ta thường chọn ngày tốt để cầu mong, những điều may mắn hồn của chủ áo được khỏe mạnh

Áo quần của dân tộc Thái có ảnh hưởng của các dân tộc ở vùng khơ me về cách may mặc .

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da