Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục nữ thường (BTSL:245)
Địa điểm Bó Ban, Xã Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Bằng
Mô tả chi tiết

Phụ nữ dân tộc kháng sử dụng bộ y phục ngày thường để mặc đi làm đi chợ đi ăn cố hoặc hội họp, lên nương thì mặc đồ cũ, y phục được sử dụng thông thường tất cả các ngày trong khi sinh hoạt ở nhà và đi làm khi ngày lễ hội mặc thêm áo lễ hội.

Người phụ nữ trong gia đình phải lo may trang phục cho cả nhà, nhất là dịp tết ai cũng phải có một bộ quần áo mới để chơi tết, 1 bộ quần áo phải mất hàng tuần mới may xong, khác với dân tộc khác phụ nữ kháng có vải che "tua rua" ở mông và vải khít viền xung quanh là vải màu các loại, đây là hình thưc làm đẹp của y phục Kháng.

Váy áo không sử dụng trong nghi lễ tôn giáo mà người phụ nữ mặc khi đi chơi đi chơi, ăn cưới hội họp và đi làm nương. Nếu lễ hội thì mặc thêm áo dài.

Váy may bằng cách ghép 4 mảnh vải vào nhau quây thành vayfd, cạp đính bằng vải khác màu cúc 10 cm gấu được gấp lên khâu vắt 2 cm.

Áo may giống áo dân tộc thái đen, cổ thêu chỉ màu và ghép 2 loại vải khác màu làm nổi bật những đường nét màu đỏ, trắng. Nách rộng, rất thuận lợi khi vận động thân dài đến 20 bó sát thân hình phụ nữ phô ra những vẻ đẹp riêng.

Thắt lưng màu xanh tô điểm cho phần giữa thêm eo

Khăn phiêu là 1 vật dùng không thể thiếu trong bộ trang phục đưa gấp đôi cuốn quanh đầu

Vải che phần miệng là vải thổ cẩm trang trí màu sắc sặc sỡ.

Y phục nữ dân tộc kháng cũng giống như dân tộc Thái. Áo có hồn dùng để cúng cho người chủ áo.

Hiện vật giống áo dân tộc Thái dòng Thái đen về cách may và khi mặc cũng như vậy.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da