Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục lễ hội nữ (BTSL:258)
Địa điểm Co Củ, Xã Cà Nàng, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Cà Nàng
Mô tả chi tiết

Y phục lễ hội thường do người có kinh nghiệm trong bản, trong vùng cắt sau đó chị em phụ nữ thái tự khâu tay chất liệu chủ yếu dùng vải nhuộm chàm cắt may ghép vải thổ cẩm, viền ở 2 tà áo dài bên trong từ nách xuống đến chân, cúc đơm giống như áo dài phụ nữ miền xuôi.

Dân tộc Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me nhưng về văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần đã phần nào ảnh hưởng lại pha với dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ này chưa biết dệt vải mà chỉ trồng bông song mang đổi lấy vải của dân tộc Thái về sau dân tộc Kháng đã biết dệt vải thông qua học được cách dệt của dân tộc Thái. Về trang phục nữ ngày thường có nét khác dân tộc Thái. Riêng y phục lêc hội thì dân tộc này cũng dùng áo dài giống áo dân tộc Thái. Phụ nữ Kháng dùng áo lễ hội vào dịp cưới hỏi và trong tang lễ.

Vải sau khi dệt  đã được nhuộm chàm rồi do người thợ khéo tay trong bản làng tự cắt theo lối áo dài cổ truyền của người việt, đính cúc đồng xẻ tà. 2 bên tà áo có viền vải thổ cẩm.

Khi cắt áo người ta thường chọn ngày tốt. Khi trong vùng có đám cưới hoặc lên nhà mới để cầu may khi mặc áo mới.để được nhiều người chú ý. Áo lễ hội mặc trong ngày cưới ngày lễ hội, xen bản, xên mường ngày con dâu về nhà chồng ngoài ra còn được mặc trong lễ tang.

Áo lễ hội thường mang ý nghĩa tâm linh vì cũng giống như với dân tộc Thái khi gia đình có đám tang thì những người thuộc phận dâu sẽ phải mặc.

Hiện vật  có ảnh hưởng của dân tộc Thái và một số dân tộc khác trong vùng lân cận.

Áo đã qua sử dụng nhưng còn mới

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da