Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ y phục trẻ em nữ dân tộc Kháng (BTSL:260)
Địa điểm Bản Púm, Xã Pá Ma Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Pá Ma Pha Kinh
Mô tả chi tiết

Bộ y phục trẻ em nữ do mẹ cắt may cho con gái để mặc khi đi học đi hội bộ cũ mặc đi nương đi rừng váy áo được may và mặc giống như bộ của người lớn.

Khi dệt vải xong người vợ thường chuẩn bị may y phục cho cả nhà để chuẩn bị đón tết vào năm mới. Bộ y phục phải qua nhuộm chàm, nhuộm vỏ cây và nhuộm xanh. Bộ y phục theo kiểu này bé gái có thể mặc đi chơi, đi học, đi nương đi rừng.

Bộ y phục này không được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo. Thông thường người phụ nữ may y phục cho con cũng như chọn ngày tháng tốt để cắt may cho con trẻ mặc. Khi đi học ở trường, đi nương đi dẫy ngày tết cũng mặc bộ mới. Trẻ con ko mặc áo lễ hội. người lớn mặc áo lễ hội ra ngoài áo thường.

Váy may dài bằng chiều cao của người mắc có cạp bằng vải khác màu cao 10 cm, gấu áo của người lớn đính cúc bạc tay dài, cỏ cao như cổ tàu.

Thắt lưng màu xanh len

Đối vơi dân tộc Thái nói chung chiếc áo nào cũng đều có hồn của người đã mặc do đó khi ốm đau bệnh tật người ta thường lấy áo đi cúng. Đặc biệt áo người sống không được chôn chung với người đã chết.

Vì hồn sẽ bị đưa đi theo người chết. Còn người sống có thể mặc áo của người chết rồi để cho may mắn khỏe mạnh nên người ta hay cho người nhà nhưng áo cũ.

Hv có ảnh hưởng giống như bộ y phục trẻ em ở vùng miền núi về các h may mặc đặc biệt nhóm ngôn ngữ Môn khơ me. tuy nhiên có khác biệt một chút về các họa tiết trang trí hoa văn. Người dt thái không cầu kỳ như dân tộc Kháng.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da