Gùi của dân tộc Kháng được dùng chủ yêu để thu hoạch lúa bởi dân tộc Khang theo cổ truyền dùng hái cắt lúa không gặt đập giống như dân tộc Thái. Do vậy người kháng cứ mỗi khi cắt xong một nắm thì lú được thả vào gùi và đeo trên vai. Rồi người ta đổ những gùi lúa đó vào một nhà kho đựng trên nương khi nào hết lúa thì lên nường gùi vờ nhà tách hạt lúc ra khỏi bông sau đem vào cối giã gạo để ăn gùi còn để gùi sắn ngô đậu đỗ lạc khi thu hoạch mùa màng.
Gùi là công cụ không thể thiếu được của người dân tộc Kháng đan vào lúc nông nhàn như vào mùa đông lúc cây măng đã ra lá cao bằng đã ra lá cao bằng cây bố mẹ là lúc cây không mọt. người ta thường chọn cây dóng dài không bị cụt ngọn loại cây bánh tẻ, Sau khi đan xong gùi được cột bằng mây rất chắc chắn và độ bền cao. Gùi đan xong được để lên gác bếp vừa bền vừa đẹp. Gùi chia thành 2 loại đựng rau củ quả và gùi đựng thóc, gùi thóc có hình trụ và hình phễu.
Gùi được sử dụng để đựng thóc có 2 loại miệng loe hình phễu là loại được đan theo cổ truyền loại hình trụ đan bắt chước dân tộc La Ha. nhưng tính năng sử dụng đều giống nhâu. Gùi thóc thường dùng để đựng nông sản có hạy nhỏ như thóc gạo ngô đỗ lạc đậu vừng.
Không sử dụng trong nghi lễ tôn giáo.
Gùi đối với dân tộc Kháng mang ý nghĩa tâm linh khi con dâu về nhà chồng có mang theo những sản phẩm của nghề đan lát. (gùi nhỏ, mẹt dỡ xôi, liếp trải năm quạt để biếu bố mẹ chồng. Khi bố mẹ chồng qua đời thì những đồ dùng được mang ra, dùng trong quá trình làm ma và trao người đã khuất. Đây được coi là vật hiếu của con dâu đối với cha mẹ mang ý nghĩa tâm linh đối với tổ tiên nhà chồng. Đó là nghi lễ không thể thiếu đối với dân tộc kháng, khi đi lấy chồng)
Có ảnh hưởng kiểu dáng tính năng sử dụng của dân tộc khơ me, la ha, H-mông.
|