Người Kháng sống ở dọc tiền sông và suối nên nguồn thực phẩm chính dựa vào khai thác tự nhiên sẵn có. do vậy người kháng cũng có nhiều hình thức đánh bắt cá rất hiệu quả. Lao đâm cá được sử dụng đơm cá ở nơi nước sâu mà không thể đánh bắt bằng các hình thức khác được. Do cấu tạo nên lao đơm cá có thể đơm được cá to mà sau khi đơm phải gỡ ra mới được vì ở đầu nhọn của lưỡi lao có gờ, không cho cá bị tuột.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống hàng ngày mà người thợ rèn dân tộc Kháng đã chế tác ra chiếc lưỡi lao rất phù hợp để tra vào cán tre dài để làm dụng cụ bắt cá rất hiệu quả, thu được cá to ở sâu trong đáy nước.
Do có cấu tạo đặc biệt - lao đơm cá rất thích hợp cho việc đánh bắt cá ở tất cả các mùa trong năm đặc biệt là cá to.
Lao đơm cá có cán dài như cánh tay dài khổng lồ có thể thọc vào tận sâu trong đáy nước để đơm cá
do tính năng dụng cụ được cấu tạo bằng sắt sắc nhọn do vậy việc đơm cá rất dễ dàng thuận tiện.
Điều đó chứng tỏ sự sáng tạo của người dân tộc đã chiến thắng và có sự chinh phục đối với thiên nhiên của con người.
Hiện vật có ảnh hưởng của một số dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái và nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me về kiểu dáng và tính năng sử dụng.
|