Chi tiết hồ sơ

Tên Bẫy cá bống (BTSL:320)
Địa điểm Bản Văn Pán, Xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Ơn
Mô tả chi tiết

Dân tộc Kháng thường sinh sống dọc bờ sông suối có nhiều hình thức đánh bắt cá để cải thiện bữa ăn hàng ngày ngoài việc đánh bắt cá bằng các dụng cụ chài lưới đó đơm.... Thì các em nhỏ đã dùng bẫy cá bống để bắt cá thuận lơi. Người ta cho thả mồi vào đó nhỏ xong ngâm xuống nước. từ đó có một dây dòng lên trên mặt nước và ở đầu dây có buộc một tấm gỗ xốp hoặc bất cứ vật gì mà nổi lên được mặt nước để đánh dấu chỗ mình đặt bẫy cá. sáng sớm hôm sau ra lấp bẫy cá về những chú các bống đã nằm gọn trong bẫy mà không ra được.

Cũng giống như các dụng cụ bẫy cá khác người kháng thường chặt giang tre loi đúng mùa để đan bẫy cá bống sản phẩm đan xong được để trên gác bếp cho có màu vàng óng. độ bền cao.

Bẫy cá bống có cấu tạo giống như một chiếc dó thu nhỏ chỉ dài bằng một gang tay nên chỉ có thể bẫy được loại nhỏ như cá bống ở trong đó vì hom của bẫy cá bống nhỏ đuôi hom chụm nên cá không chui ra được.

Bẫy cá là hình thức đánh bắt cá hết sức thông minh của nhóm dân tộc Kháng. do hiểu được nơi cư trú của loại cá nhỏ này mà người ta đã tạo ra cái bẫy cá rất nhỏ chỉ 20 cm chiều dài đường kính miệng chỉ 10 cm mà lại hiệu quả bắt cá bống cao.

Về kiểu dáng bẫy cá bống dân tộc Kháng chế tác có giống với bẫy lươn của dân tộc Thái. Xong nhỏ hơn và ngắn hơn (chỉ bằng 1/2) của dân tộc Thái.

Hiện vật có ảnh hưởng kiểu dáng, tính năng sử dụng của các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ và ở gần vùng sông suối khác.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da