Chi tiết hồ sơ

Tên Theo chân ông cha đánh giặc (BTSL: 1369)
Địa điểm Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

 

Nội dung chính của “Quam tố mương” (kể chuyện bản mường) với “Quam táy phú sấc” (theo chân ông cha đánh giặc) lầ rất giống nhau, chỉ có hai đoạn mở đầu của mỗi thể loại thì khác nhau.

Ví dụ đoạn mở đầu của Quam tố mương là: kó pên nặm pên đin, khó pên phạ to thuông hết, kó pên đin chết toản (khởi đầu thành đất thành nước thành trời bằng chiếc nấm, mở nên đất bảy hòn…).  Đoạn mở của Táy pú sấc thì :Nộc thô lốc tai thẩy tai cuông côn mạy dọ, chẩn pú lổm khảu heo tông ló, pa nhaứ tai xia cảng, tai xia nặm vắng lậc vắng ló nặm tao (chim thua, lúc chết già chết trong hốc gỗ sọ, ông già ông ngã chết, chôn nghĩa địa Mường Lò, cá lớn chết bỏ xương, bỏ vực sâu sông Lô, sông Thao).

Vậy giữa hai đoạn mở đầu này đã nhận rõ rằng: Mỗi bài là một thể laoij riêng, hơn nữa đoạn mở đầu của Táy pú sấc chính là bài “Táy pú ké pú ón” là đoạn mở đầu cho những bài cúng sên trang trọng như: Sên tra, Sên khuân  kể cả Sên mường nữa còn  Quám tố mương thì không hề được dùng trong bài tế lễ nào, ngoài việc đọc trong đám ma.

Thứ hai, Táy pú sấc mang tính rộng rãi, phỏ biến trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc Việt Nam. Nó là đoạn phi lộ cho tất cả các cuốn sử liệu của mỗi địa phương, còn Quám tố mướng thì đoàn đầu mang tính chung, nhưng đoạn cuối thì nghiêng hẳn về sử liệu riêng của Thuận Châu.

Thứ ba, Táy pú sấc có một lối hành văn riêng, cổ hơn, tự do hơn, hành ngữ nhanh gọn hơn so với Quam tố mướng.

Loại hình di sản Cổ văn Chuyên đề Sách Thái cổ
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da