1. Tên gọi: Gốc me: Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La.
Lịch sử tên gọi: Cách mạng tháng 8 thành công trong cả nước, báo hiệu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau hàng ngàn năm sống dưới ách đô hộ của bọn phong kiến, thực dân, lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đã chiến thắng vẻ vang, thành lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân – Một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân đã ra đời.
Trong niềm vui mừng phấn khởi khôn xiết trước thắng lợi của cách mạng, nhân dân Sơn La cũng như nhân dân cả nước lại bắt đầu lo đương đầu với những khó khăn chồng chất do hậu quả của bọn giặc Pháp và Phát Xít Nhật để lại, đối phó với những âm mưu thủ đoạn mới của thù trong, giặc ngoài. Chưa đầy một tuần lễ, sau ngày giành được chính quyền, ngày 31- 8 – 1945, quân Tưởng Giới Thạch từ Lai Châu tràn xuống Sơn La, thực hiện âm mưu chống phá chính quyền cách mạng non trẻ, dựa vào bọn phản động địa phương, chúng ngang nhiên phủ nhận Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, phủ nhận Việt minh ở Sơn La. Giữa lúc đó, phái viên của chính phủ do đồng chí Dương Văn Ty dẫn đầu lên Sơn La đã nhanh chóng củng cố lại bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. (Do đặc điểm Sơn La thành lập chính quyền Cách mạng của tỉnh nhưng chưa có Đảng bộ ra đời). Bằng sự kết hợp hàng loạt âm mưu lật đổ chính quyền của địch, củng cố một bước chính quyền địa phương, giúp cho nhân dân các dân tộc ngày càng hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Đông đảo nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao đã hăng hái gia nhập mặt trận Việt minh, các Hội cứu quốc phát triển mạnh ở khắp các xã, bản.
Tháng 4 – 1946, Thực dân Pháp từ Tuần Giáo đánh xuống Thuận Châu, Sơn La để làm bàn đạp tiến công xuống Hòa Bình, Phú Thọ và vào căn cứ địa Việt Bắc, thực hiện âm mưu chiếm đóng 3 nước Đông Dương. Trước tình hình chiến sự diễn biến mau lẹ và bất lợi cho ta bởi so sánh lực lượng quá chênh lệch lúc này đòi hỏi phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương, nhưng ở tỉnh Sơn La Đảng bộ vẫn chưa có đủ điều kiện để thành lập. Cả tỉnh mới có 2 Đảng viên sinh hoạt góp với Trung đoàn 148. Do vậy công tác xây dụng Đảng được đặt ra hết sức cấp bách, nhưng phải thận trọng và đảm bảo chất lượng.
Tháng 6 – 1946, TW Đảng cử đồng chí Trần Quyết lên Sơn La thay đồng chí Dương Văn Ty và trực tiếp làm Bí thư tỉnh ủy, đồng chí Trần Quyết cùng các cán bộ địa phương quyết tâm dồn sức củng cố phong trào. Tháng 7 – 1946 tỉnh bộ Việt minh họp Đảng bộ tại Hát Lót để nhận định đánh giá phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.
Đầu tháng 10 – 1946, 4 quần chúng ưu tú được kết nạp vao Đảng, Sơn La đủ điều kiện để thành lập chi bộ. Dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết, Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại một nhà sàn vắng chủ ở bản Hát Lót, xã Hát Lót, châu Mai Sơn, thành phần hội nghị có 8 Đảng viên. Sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ là bước ngoặt căn bản trong lịch sử cách mạng Sơn La.
Di tích là địa diểm ghi dấu sự kiện lịch sử quan trong này có tên gọi là: Gốc me – Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sơn La.
2. Địa điểm phân bố, đường đi đến:
Di tích thuộc xóm 2, tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót, Châu Mai Sơn tỉnh Sơn La (Trước là bản Hát Lót, xã Hát Lót châu Mai Sơn).
Từ trung tâm thị trấn Hát Lót, đi về phía thị xã Sơn La, có con đường đi vào bản Dôm (Đường đi đến cảng Tà Hộc, Sông Đà) tới xóm 2, tiểu khu 6, rẽ tay trái vào ngõ 7, đi thẳng lên khoảng 200m là đi tới di tích Cây Me.
3. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích.
Sơn La là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc của Tổ Quốc, nơi có nhiều tài nguyên phong phú, Sơn La có vị trí chiến lược quan trong về chính trị, quốc phòng và kinh tế. Những năm đầu của thế kỷ 20, đế quốc Pháp đã dùng mảnh đất Sơn La nằm giữa núi rừng hoang vu, hiểm trở đi lại khó khăn. Cách xa Hà Nội chỉ có một con đường độc đạo là đường 41, nơi nổi tiếng là: “Nước độc rừng thiêng” để xây dựng nhà tù, đày ải, giết dần giết mòn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Với nhà tù này, chúng hòng dập tắt phong trào cách mạng, triệt phá Đảng ta. Nhưng các chiến sĩ cách mạng đã bất khuất, kiên cường, đấu tranh oanh liệt chống chế độ nhà tù khắc nghiệt bảo vệ cuộc sống và giữ vững khí tiết của người cộng sản, đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản, truyền bá cách mạng. Trong những năm sống dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến nhân dân các dân tộc Sơn La phải chịu bao cảnh lầm than, cơ cực xong với truyền thống đoàn kết, yêu nước, bất khuất kiên cường, nhân dân các dân tộc Sơn La hiểu rõ cội nguồn của ách nô lệ tối tăm, nghèo đói, đứng lên làm cách mạng trên mảnh đất quê hương mình.
Từ năm 1940, ánh sáng cách mạng của Đảng từ chi bộ nhà ngục Sơn La đã vượt qua sự bưng bít, kiềm tỏa ngặt nghèo của kẻ thù nhanh chóng thâm nhập vào đồng bào và lan rộng ra các địa phương trong toàn tỉnh. Các tổ chức quần chúng cách mạng được hình thành và phát triển rộng khắp, chủ chốt từ 2 tổ thanh niên Thái cứu quốc là cơ sở cách mạng đầu tiên của Sơn La được các chiến sĩ cộng sản trong nhà ngục Sơn La gieo mầm nảy hạt, là hạt nhân để tỏa rộng và xây dựng phong trào cách mạng ngày càng phát triển sôi nổi, mạnh mẽ trong toàn tỉnh.
Đến năm 1943 tình thế trong và ngoài nước có những chuyển biến lớn, chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã đẩy Phát Xít Đức vào tình thế đại bại. Thời cơ giành thắng lợi cho cách mạng nước ta đang tới gần. Trước tình hình đó Ban thường vụ TW Đảng đã họp từ ngày 25 đến 28 - 3 – 1943. Tại Võng La (Đông Anh – Phúc Yên). Hội nghị nhấn mạnh: Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại và đề ra các biện pháp mở rộng Măt trận dân tộc thống nhất, xây dựng, củng cố Đảng, xúc tiên khởi nghĩa vũ trang.
Lúc này ngoài hai căn cứ lớn ở miền Bắc là Cao Bằng và Bắc Kạn – Võ Nhai đã phát triển rộng, nối liền với nhau tạo thành hành lang chính trị vững chắc thế liên hoàn chiến đấu. TW Đảng chủ trương xây dựng khu căn cứ vần – Hiền Lương (thuộc hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ). Một mặt để chuẩn bị vũ trang giải phóng. Mặt khác từ đây có thể phát triển cơ sở sang vùng Tây Bắc và đồng thời làm nơi tiếp đón các đồng chí vượt ngục từ nhà tù Sơn La ra.
Ở Sơn La, do chưa liên lạc được với TW và Xứ ủy Bắc Kỳ, tuy chưa nhận được chủ trương của TW về bố trí đưa cán bộ thoát ngục , song chi bộ đã có chủ trương tổ chức anh em vượt ngục trở về với phong trào cách mạng.
Mùa hè năm 1942, chi bộ dự định chọn và tổ chức cho 12 đồng chí bí mật vượt ngục. Song xem xét kỹ lưỡng việc chuẩn bị vượt ngục chưa được chuẩn bị kỹ càng và phiêu lưu. Vì vậy chi ủy chi bộ quyết định lùi lại và tổ chức vượt ngục vào mùa thu năm 1943. Bốn đồng chí được chọn vượt ngục là Nguyễn Tuấn Đãng (tức Trần Đăng Ninh), Nguyễn Văn Trân (bí danh Diệu), Lưu Đức Hiểu (Tức Lưu Quyên), và Nguyễn Lương Bằng (Tức Sao Đỏ).
Theo kế hoạch ngày 8 – 3 – 1943 cuộc vượt ngục được tiến hành là cuộc vượt ngục tập thể có tổ chức lần đầu thành công ở nhà ngục Sơn La. Có tác dụng cổ vũ lớn đối với tù chính trị đang bị giam giữ tại ngục Sơn La và kịp thời bổ xung nguồn cán bộ rất quan trọng cho TW Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ.
Lúc này 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ một căn cứ địa vững chắc và rộng lớn bao gồm toàn bộ vùng giáp danh giữa 2 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ được hình thành và phát triển. TW Đảng chỉ đạo khu căn cứ phải lập đường dây liên lạc với chi bộ nhà ngục Sơn La. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên thường vụ TW Đảng trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Bình Phương tìm cách bắt liên lạc với chi bộ nhà ngục Sơn La.
Tháng 11 – 1943 đồng chí Nguyễn Bình Phương từ Nang Sa qua Hiền Lương đi Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Ngọc Chiến và đến Sơn La sau khi bắt liên lạc được với chi bộ nhà ngục, đồng chí Cảnh (tức Trần Quốc Hoàn) và đồng chí Xứng (tức Lê Thanh Nghị) lúc này là bí thư chi bộ đã bố chí gặp đồng chí Bình Phương. Đồng chí Bình Phương đã báo cáo tình hình và ý kiến chỉ đạo của TW. Đồng chí Bình Phương đã mang đến cho chi bộ một chỉ thị mật, một số tài liệu và truyền đạt những ý kiến của TW nhận định về tình hình thế giới trong nước và nhiệm vụ trước mắt của Đảng ta, đặc biệt là chỉ đạo của TW đối với vùng Tây Bắc.
Bước sang năm 1944 phong trào cánh mạng ở Sơn La đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu chi bộ nhà ngục Sơn La đã được TW Đảng công nhận và giao trách nhiệm như một Đảng bộ chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương.
Tại Mường Chanh hoạt động của tổ thanh niên cứu quốc đã có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, kết nạp được 40 hội viên cứu quốc. Sự ra đời của lực lượng vũ trang Mường Chanh đã khẳng định thêm bước trưởng thành của phong trào cánh mạng Mường Chanh cũng như ở Sơn La, đặt nền móng cho sự ra đời của hình thức đấu tranh vũ trang của quần chúng, tạo ưu thế phát triển về đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Đầu năm 1945, cục diện thế giới có nhưng biến đổi cơ bản. Hồng quân Liên Xô đã tổng tiến công quét sạch quân đội Phát Xít Đức ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, giải phóng các nước Đông nam Châu Âu và bao vây thủ đô Béc Lin ở mặt trận Thái Bình Dương quân đội Nhật bị thất bại liên tiếp. Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ngày càng gay gắt ở Đông Dương và tình thế hỗn quân của Nhật ở Thái Bình Dương buộc Nhật phải đảo chính Pháp.
Đêm 9 -3 – 1945, Nhật nổ súng đánh Pháp cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương. Chưa đầy một ngày sau thực dân Pháp đã quỳ gối xin hàng Nhật. Ngay đêm 9 -2 – 1945 giữa lúc Nhật nổ súng đánh Pháp. Hội nghị mở rộng của ban thường vụ TW Đảng đã họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Hội nghị nhận định, sau cuộc đảo chính này đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương.
Ngày 12 – 3 – 1945, thường vụ TW Đảng ra chỉ thị nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
Sau khi thoát ngục trở về báo cáo với Xứ ủy Bắc Kỳ, tháng 4 – 1945 đồng chí Lê Trung Toản được đồng chí Trần Quốc Hoàn bí thư xứ ủy Bắc Kỳ điều quay về Sơn La để cùng với các đồng chí cán bộ cốt cán địa phương củng cố, phát triển phong trào.
Trước khí thế phong trào cách mạng toàn tỉnh lên cao. Đồng chí Lê Trung Toản và các đồng chí lãnh đạo địa phương quyết định thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền ở Mường Chanh.
Ở Sơn La, với khí thế sôi nổi của những ngày khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, phong trào cách mạng của nhân dân có những thuận lợi căn bản. Song gặp không ít khó khăn. Giữa lúc đó đoàn phái viên của Chính phủ do đồng chí Dương Văn Ty dẫn đầu lên giúp phong trào cách mạng ở Sơn La. Đoàn cán bộ đã nhanh chóng củng cố lại bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Ngày 9 – 1 – 1945 ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh được lập lại gồm: Ông Cầm Văn Dung làm chủ tịch, Sa Văn Minh làm phó chủ tịch, Lò Văn San, Bế Văn Điềm, Bạc Cầm Khang – ủy viên. Đồng thời đồng chí Dương Văn Ty đã cử một số cán bộ trong đoàn đi phụ trách một số huyện như: Bùi Thọ Chuyên phụ trách Mộc Châu, Vũ Ngọc Thành phụ trách Mường La.
Cùng với công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ địa phương, củng cố khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi giữa cán bộ TW và địa phương được chú trọng. Đây là yếu tố cơ bản tạo ra sức mạnh đánh thắng kẻ thù.
Ngày 6 -3 – 1946, Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp bản hiệp định sơ bộ. Đặt cơ sở cho việc đàm phán đi đến một hiệp ước chính thức.
Nhưng thực dân Pháp đã bội ước. Ngay sau hiệp định sơ bộ,chúng đã liên tiếp trắng trợn về quân sự và trính trị.
Tháng 4 – 1946 thực dân Pháp từ Tuần Giáo đánh xuống Thuận Châu chúng gặp phải lực lượng chống trả quyết liệt của lực lượng ta. Cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt giữa ta và địch giành co từng bản. Cuối cùng chúng phải dừng lại ở Thuận Châu để chờ viện binh và củng cố lực lượng. Sau khi được tăng cường lực lượng và bổ sung trang bị vũ khí chúng đánh dần xuống Chiềng Pấc với quyết tâm đánh chiếm Sơn La để làm bàn đạp tấn công xuống Hòa Bình, Phú Thọ và thọc sâu vào căn cứ địa Việt Bắc, đến cuối tháng 4 – 1946 thực dân Pháp đã chiếm toàn bộ huyện Thuận Châu.
Trước âm mưu thâm hiểm của kẻ thù, Sơn La đã nhanh chóng chuyển hướng tổ chức, chuyển hướng đấu tranh chống địch. Các hướng thành một tuyến dài giữ đất, giữ dân. Dùng đường lối chính quy chống địch.
Tình hình chiến sự diễn biến rất mau lẹ và bất lợi cho ta bởi so sánh lực lượng quá chênh lệch lúc này đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương. Nhưng ở Sơn La tỉnh Đảng bộ vẫn chưa đủ điều kiện thành lập. Cả tỉnh mới chỉ có 2 đảng viên sinh hoạt ghép với trung đoàn 148. Do vậy công tác xây dựng Đảng được đặt ra hết sức cấp bách nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Tháng 6 – 1946 TW Đảng cử đồng chí Trần Quyết lên Sơn La thay đồng chí Dương Văn Ty và trực tiếp làm bí thư tỉnh ủy. Đồng chí Trần Quyết và các đồng chí địa phương quyết tâm dồn sức củng cố phong trào. Tháng 7 – 1946 tỉnh bộ Việt Minh họp hội nghị cán bộ tại Hát Lót dưới sự chủ tọa của đồng chí Trần Quyết bí thư tỉnh ủy kiêm chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh. Hội nghị nhận định và đánh giá phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.
Song song với việc tổ chức lại phong trào cứu quốc tỉnh bộ Việt Minh chú trọng đảm bảo đời sống cho nhân dân, tổ chức vận chuyển những mặt hàng thiết yếu từ miền xuôi lên phục vụ cho đồng bào.
Tỉnh bộ Việt Minh còn chú ý đặc biệt đến việc xây dựng lực lượng vũ trang và gấp rút chuẩn bị lực lượng đánh trả quân xâm lược. Riêng đợt thì điểm ở Mường Chanh đồng bào đã ủng hộ hàng trăm con trâu số tiền bán trâu mua được 30 khẩu súng. Nhờ vậy các đội tự vệ có thêm vũ khí đóng góp đắc lực cùng bộ đội chủ lực tiêu diệt giặc.
Thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ TW từ ngày 31 đến ngày 1 – 8 – 1946, công tác xây dựng Đảng tiến hành hết sức khẩn trương và thận trọng. Những cán bộ Việt Minh. Đội viên tự vệ chiến đấu và nhưng thanh niên trung thực có năng lực, hăng hái vận động quần chúng thực hiện mọi nhiệm vụ cách mạng, nhất trí với quan điểm. Đường lối cách mạng của Đảng được chọn làm đối tượng phát triển Đảng và thường xuyên được giáo dục, thử thách qua thực tế đấu tranh cách mạng và cao trào khởi nghĩa tháng 8, những ngày đấu tranh quyết liệt để giữ vững và củng cố chính quyền. Đội ngũ đối tượng Đảng ngày càng trưởng thành. Đầu tháng 10 – 1946, 4 quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng, Sơn La đủ điều kiện để thành lập chi bộ. Dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết. Hội nghị thành lập chi bộ tổng kết được tổ chức tại một nhà sàn vắng chủ ở bản Hát Lót – xã Hát Lót – châu Mai Sơn. Thành phần Hội nghị có 8 đồng chí đảng viên là: Trần Quyết, Bùi Thọ Chuyên, Đại Liên, Động Lực, Lò Văn Mười, Sơn Nhân, Nguyễn Văn Đức, Cầm Van (Tức Ngọc Tình). Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cấp bách trước mắt, đòi hỏi chi bộ phải lãnh đạo tất cả các mặt chính trị, kinh tế, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Sự kiện thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Sơn La là bước ngoặt căn bản trong lịch sử cách mạng Sơn La. Nhân dân các dân tộc Sơn La từ nay có sự lãnh đạo dìu dắt trực tiếp của Đảng bộ cùng nhân dân cả nước phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xây dựng bản mường và xây dựng đất nước.
4. Giá trị lịch sử, khoa, nghệ thuật của di tích:
Đây là một di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu một sự kiện quan trọng của cách mạng Sơn La. Đó là thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Sơn La, từ đó Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La đoàn kết bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của mình và cùng với nhân dân cả nước sẵn sàng bước vào giai đoạn cách mạng mới đấu tranh giải phóng dân tộc, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và XHCN.
|