Chi tiết hồ sơ

Tên Di tích lịch sử lưu niệm Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu.
Địa điểm Tiểu khu 11, Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Mộc Châu
Mô tả chi tiết

I. Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích

              Ngày 7/5/1959, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La vinh dự và tự hào đón Bác Hồ về thăm nhân dịp kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 4 năm thành lập khu tự trị Thái - Mèo. Chỉ một lần lên thăm nhân dân Tây Bắc, thăm Sơn La nhưng Người luôn dõi theo bước phát triển của Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình yêu thương trong lòng đồng bào các dân tộc Sơn La.

            Thời gian qua đi, song hình ảnh và lời dặn dò ân cần tình cảm của Người vẫn mãi in đậm trong ký ức của cán bộ và nhân dân Sơn La. Điều đó được ghi lại bằng các dấu tích, các địa điểm mà Người đã đến thăm và nói chuyện với nhân dân các địa phương trong tỉnh, nay đã trở thành những di tích lịch sử quan trọng minh chứng tình cảm của Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La và tình cảm của nhân dân các dân tộc Sơn La đối với Bác Hồ kính yêu.

             Địa điểm Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu là một trong những dấu tích lịch sử về chuyến thăm của Bác Hồ tại Sơn La, là nơi lưu lại tình cảm của Bác Hồ với nhân dân Mộc Châu và lòng biết ơn vô hạn của nhân dân Mộc Châu đối với Bác Hồ.

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam

            Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Dinh ngày 19/5/1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù; Lớn lên ở quên nội là làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An và mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thóng yêu nước chống giặc ngoại xâm, trong một thời kỳ phong trào yêu nước ở Việt Nam rất sôi nổi.

            Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất của cách mạng Việt Nam và với thời kỳ đấu tranh sôi nổi nhất của cách mạng thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, lãnh tụ vô cùng kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sỹ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

             Từ một người yêu nước chân chính trở thành một chiến sỹ cộng sản vĩ đại, Hồ Chủ tịch đã đem sánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin soi đường cho cách mạng Việt Nam lãnh đạo toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết lên những trang sử huy hoàng nhất của dân tộc, đưa nước nhà bước vào kỷ nghuyên độc lập, tự do và CNXH.

           Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; Giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần Quốc tế vô sản. Người đã tiếp thu, phát huy những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và kết hợp những truyền thống ấy với tư tưởng cách mạng triệt để của thời đại ngày nay, tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Người đã sáng lập và lãnh đạo đảng ta, rèn luyện Đảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, sáng lập Mặt trận thống nhất, lực lượng vũ trang nhân dân, sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và phấn đấu không mệt mỏi để góp phần tăng cường đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người luôn chăm lo rèn luyện cán bộ, đảng viên và không ngừng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

            Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi về tinh thần cách mạng triệt để, chí khí đấu tranh kiên cường bất khuất, toàn tâm toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng; Tận tuỵ, hi sinh, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng loài người.

            Đức độ cao quý của Người là trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chân thành, khiêm tốn, giản dị. Người yêu thương da diết nhân dân lao động; Gần gũi quần chúng và tin tưởng tuyệt đối vào khả năng và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Tên tuổi của Người sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam yêu nước và sự nghiệp cách mạng của Người nhất định sẽ được kế tục thắng lợi.

2. Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Mộc Châu

           Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác mặc dù bận trăm công nghìn việc của đất nước nhưng Bác vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và giành tình thương yêu tới nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Ngay từ những ngày đầu cách mạng Bác đã gửi thư khen đồng bào: "Từ nay về sau các dân tộc đã đoàn kết càng đoàn kết hơn, đã phấn đấu càng phấn đấu hơn nữa, để giữ gìn độc lập cho vững vàng, xây dựng một nước Việt Nam mới giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc". Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mặc dù Bác chưa có điều kiện trực tiếp lên thăm Sơn La, nhưng Bác vẫn luôn biên thư, gửi điện thăm hỏi, khen ngợi, dõi theo từng bước đi và tiến bộ của đồng bào.

            Trong bức thư gửi đồng bào nhân dịp hợp nhất hai tỉnh Sơn La và Lai Châu năm 1948 Bác viết: "Sơn Lai, tuy ở xa Chính phủ nhưng lòng Chính phủ vẫn gần Sơn Lai". Người còn gửi tặng đồng bào với lời dạy: "Thi đua thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư".

Ngày 1/1/1952, Bác gửi thư cho cán bộ, chiến sỹ Tây Bắc, Bác nhắc nhở "Chiến dịch Tây Bắc là chiến dịch rất quan trọng" Bác thường xuyên sát sao tình hình chiến sự, kịp thời động viên quân và dân Tây Bắc.

            Sau ngày hoà bình lập lại Bác nhiều lần gửi thư thăm hỏi đồng bào Sơn La, khuyên răn đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ nhau như anh em một nhà, thi đua tăng gia sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ biên giới, cảnh giác, sẵn sàng giúp đỡ bộ đội, công an chống mọi âm mưu của địch. Thư nào Bác cũng không quên gởi lời hỏi thăm các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong các hội nghị có các bộ dân tộc về dự, Bác luôn giành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, thăm hỏi đồng bào. Đáp lại tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác, nhân dân các dân tộc Sơn Lai đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương và bảo vệ vững chắc vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc.

            Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Với khí thế chiến thắng, với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Cùng với quân và dân cả nước, nhân dân các dân tộc Sơn La hăng hái bắt tay vào khôi phục kinh tế, thi đua sản xuất, sáng tạo cần cù lao động, quyết tâm vượt qua mọi thử thách xây dựng lại quê hương Sơn Lai và mơ ước được đón Bác lên thăm để chứng kiến sự đổi mới của đồng bào các dân tộc.

            Ngày 7 -  5 - 1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 4 năm thành lập khu tự trị Thái - Mèo, Bác Hồ cùng đoàn đại biểu CHính phủ đã lên thăm nhân dân các dân tộc Sơn La. Cả Sơn La đỏ rực cờ hoa, biểu ngữ, giăng khắp nẻo. Hơn một vạn đồng bào các dân tộc, bộ đội, cán bộ, công nhân, các cháu thiếu niên nhi đồng đại diện cho hơn 30 dân tộc trong khu dự mít tinh lớn diễn ra tại Kỳ đài Thuận Châu chào mừng Bác Hồ cùng đoàn đại biểu Chính Phủ.

           Trong không khí ấm áp của đại gia đình các dân tộc, Bác thân mật nói chuyện với đồng bào. Bác thay mặt Đảng và Chính phủ khen ngợi những thành tích của quân và dân Tây Bắc, Bác đại diện cho nhân dân thủ đô Hà Nội trao cho nhân dân các dân tộc khu Tự trị bức trướng mang dòng chữ "Đoàn kết - Thi đua - Thắng lợi" được thêu bằng hai thứ chữ: Chữ Việt và chữ Thái. Giữa tiếng hô "Pú Hồ xen pi" (Bác Hồ muôn năm) Bác trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho toàn thể quân, dân, chính, Đảng khu Tự trị Thái - Mèo về những thành tích trong kháng chiến và những tiến bộ trong hoà bình.

           Đồng chí Lò Văn Hặc, Chủ tịch khu Tự trị Thái - Mèo thay mặt nhân dân các dân tộc trong khu đọc diễn văn chào mừng Bác cùng đoàn đại biểu Chính phủ, cán bộ, nhân dân, các em thiếu niên nhi đồng phấn khởi vui mừng đón Bác, dâng lên những sản phẩm địa phương do chính bàn tay lao động sáng tạo của bà con, từ những thứ rất bình dị như: Rau, quả, gà, vịt, đôi đũa, chiếc chiếu, chiếc gối, vải thổ cẩm, ngà voi,… Bác thân mật nói chuyện với các đại biểu phụ nữ các dân tộc, các cháu thiếu nhi, xem đoàn văn công biểu diễn.

             Mặc dù chuyến thăm Tây Bắc của Bác không dài nhưng Bác vẫn giành thời gian viếng Nghĩa trang liệt sĩ Nhà tù Sơn La, Bác thăm và nói chuyện với đồng bào huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Mường La.

           Ngày 8 - 5 - 1959, sau khi thăm huyện Yên Châu. Bác đã đến thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Mộc Châu. Tại sân vận động Uỷ ban hành chính huyện, từ 5h sáng tất cả các ngả đường, cán bộ, bộ đội, công nhân, học sinh ăn mặc quần áo đẹp nhất, ai cũng mang theo cờ hoa, biểu ngữ đi đón Bác. Theo lời kể của cô giáo Phan Thị Lý nguyên là giáo viên trường Tiểu học Mường Sang (Mộc Châu) (Người được giao nhiệm vụ đưa các em học sinh Mường Sang đi đóng Bác: Trong đó tốp học sinh tiêu biểu được chọn trong đội dâng hoa đón Bác có: Ngô Thị Tuyết Lâm, Lữ Thị Xuyến, Nguyễn Văn Thắng, Hà Văn Bến, Lường Văn Kít, Lò Thị Tắm lúc đó là học sinh cấp I trường Mường Sang).

            Thời tiết hôm đó trời nắng to, gió lộng. Nơi đón đoàn cán bộ Chính phủ được tổ chức tại khu làm việc của Uỷ ban hành chính huyện (Nay thuộc Tiểu khu 11 thị trấn Mộc Châu), kỳ đài được kê cao bằng gỗ ván, có trang trí các khẩu hiệu, cờ, phông rực rỡ "Đảng Lao động Việt Nam", "Ra sức thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch để chào mừng Bác Hồ lên thăm Tây Bắc".

             Khoảng 9h30 sáng ngày 8 - 5 - 1959, niềm hạnh phúc lớn lao và giây phút thiêng liêng ấy đã đến. Rừng người, rừng cờ sôi động hẳn lên khi thấy đoàn xe con xuất hiện. Những tràng pháo tay vang lên không ngớt khi Bác Hồ từ trên xe bước xuống tiến về kỳ đài. Mọi người rưng rưng nước mắt xúc động vừa vỗ tay vừa hô to "Bác Hồ muôn năm, Bác Hồ muôn năm",  Bác giơ tay vẫy chào mọi người rồi đi nhanh lên kỳ đài. Sau lời giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo huyện, Bác ân cần thăm hỏi sức khoẻ của cán bộ, nhân dân và thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, Bác đã ân cần dặn dò cán bộ, nhân dân Mộc Châu:  Tây Bắc có vị trí rất quan trọng, trong đó Mộc Châu là cửa ngõ của Tây Bắc, Mộc Châu phải phấn đấu xây dựng Mộc Châu phát triển hơn nữa. Muốn vậy, cán bộ và nhân dân các dân tộc Mộc Châu phải: Đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân.

             Bác nói rất nhanh nhưng rõ ràng, cụ thể, sau đó Bác đi xuống bắt tay các cụ già và ân cần thăm hỏi sức khoẻ. Bác đến chỗ có các cháu học sinh đại diện cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện đang đứng dưới kỳ đài đón Bác, đến gần các cháu học sinh Bác nói: Thầy cô giáo của các cháu đâu? cô giáo Phan Thị Lý đứng cạnh đó liền bước đến bên Bác và trả lời: Thưa Bác cháu là cô giáo của các em đây ạ! Bác Hồ bắt tay cô giáo và nói: Cháu lên lâu chưa? Thưa Bác cháu mới lên ạ! Cháu dạy học ở đây có thấy khó khăn không? Thưa Bác có ạ! bởi vì ngôn ngữ bất đông, cháu chưa hiểu tiếng dân tộc.  Nghe cô giáo trả lời xong Bác ân cần nói với cô giáo: Cháu phải học nói tiếng dân tộc để khi giảng dạy nếu học sinh không hiểu tiếng phổ thông thì mình nói luôn tiếng dân tộc học sinh sẽ hiểu ngay.  Bác nói tiếp: Quê cháu ở đâu? Thưa Bác quê cháu ở Hà Nội ạ! Bác lại hỏi: Lên đây có thấy khổ không? Thưa Bắc chắc dần cháu cũng quen ạ. (Theo lời kể của cô giáo Phan Thị Lý - nguyên là giáo viên có mặt tại buổi đón Bác Hồ đến thăm Mộc Châu tại Uỷ ban hành chính huyện Mộc Châu).

            Với phong cách giản dị, với lời so sánh dễ hiểu, tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân, các thầy cô giáo các em học sinh đã trở nên gần gũi, thân thiết. Bác đi đến từng hàng các em học sinh nhẹ nhàng căn dặn: Các cháu phải cố gắng chăm ngoan học thật giỏi vâng lời thầy cô, tương lai của đất nước phụ thuộc vào các cháu. Học sinh miền xuôi cũng như miền ngược đều là con, là cháu của Bác, phải thương yêu lấy nhau, đoàn kết học tập lẫn nhau coi nhau như anh em một nhà và cùng nhau xây dựng quê hương. (Theo lời kể của các nhân chứng lịch sử nguyên là học sinh lớp 3 Trường Mường Sang (Mộc Châu)).

Kết thúc buổi mít tinh, Bác bắt nhịp cho toàn thể cán bộ, nhân dân, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh hát bài "Kết đoàn".

             Ngày 8 - 5 - 1959, đã thực sự trở thành một mốc son lịch sử, một kỷ niệm sâu sắc trong đời sống của nhân dân các dân tộc Mộc Châu. Nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với cán bộ, nhân dân vẫn còn đây, hình ảnh và những lời dặn dò chỉ bảo ân cần của Bác mãi còn in đậm trong lòng cán bộ, nhân dân, các thầy cô giáo và các em học sinh Mộc Châu đó là niềm cổ vũ lớn lai đối với Đảng bộ, chính quyền, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện triệt để chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đưa Mộc Châu vững bước tiến lên.

Cảm động trước tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc của Bác ai cũng ghi lòng tạc dạ những lời dạy bảo quý báu của Bác thầm hứa quyết tâm thực hiện bằng được những điều Bác mong.

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội sau hai mươi năm đổi mới Mộc Châu đã có những bước trưởng thành toàn diện về mọi mặt: Kinh tế - Văn hoá - An ninh quốc phòng.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mộc Châu đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu quyết tâm xây dựng quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh.

II. Loại hình di tích

            Di tích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu là loại hình di tích lưu niệm sự kiện lịch sử. Tại nơi đây đã đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Chính phủ lên thăm nhân dân các dân tộc Mộc Châu, Chủ tịch đã nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc Mộc Châu vào hồi 10h đến 11h ngày 8 - 5 - 1959.

III. Giá trị lịch sử của di tích

            Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử của dân tộc và nhân loại trong thế kỷ XX không chỉ với tư cách là một anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, mà còn tồn tại trong tâm khảm các thế hệ người Việt Nam nhưu một vị thánh hiền.

            Sự gìn giữ, chỉnh trang và khai thác các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thần nhằm tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho công dân, góp phần xây dựng nền văn hoá mới mà còn đáp ứng đòi hỏi tình cảm của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam hiện nay.

            Toàn bộ di sản Người để lại cho chúng ta là vô giá vì vậy các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là chứng tích lịch sử về lãnh tụ của dân tộc sẽ là cầu nối chuyển tải tới chúng ta những tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người trong qua giá trị lịch sử, Văn hoá ẩn chứa tại di tích.

            Sự tôn vinh các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là yêu cầu mà còn là sự đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ đổi mới; Nhằm thực hiện mục tiêu văn hoá của Đảng, làm điểm tựa cho đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh không đơn giản chỉ mang ý nghĩa chính trị thời sự mà còn mang tầm chiến lược, bởi đây chính là nguồn gốc nội lực chấn hưng đất nước.

             Di tích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu là một di tích về sự kiện lịch sử Bác Hồ lên thăm và làm việc với nhân dân các dân tộc khu Tự trị Thái - Mèo nói chung và nhân dân các dân tộc Mộc Châu nói riêng, nó đánh dấu một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, là một chứng tích lịch sử về lãnh tụ của dân tộc sẽ là cầu nối chuyển tải tới chúng ta những bài học về tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống của Bác thông qua những giá trị lịch sử ẩn chứa trong di tích về bác. Góp phần định hướng giáo dục con người vươn lên trong cuộc sống, xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Vì vật việc bảo tồn phát huy thế mạnh ở các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở Sơn La nói chung và Mộc Châu nói riêng.

             Đây là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ tương lai của tỉnh nhà và cũng thể hiện lòng tôn kính đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như là tình cảm, tình thương yêu bao la của cán bộ, nhân dân các dân tộc Mộc Châu nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung đối với Bác.

Loại hình di sản Di tích Lưu niệm sự kiện Lịch sử Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng 15/9/2008
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Hiện nay di tích chỉ là địa điểm, không còn hiện vật gì.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

 Tình trạng bảo quản khu di tích

Hiện nay khu di tích này huyện có văn bản chỉ đạo quy hoạch ngày 22 - 6 - 2005 với tổng diện tích là 3.380m2. Vì vậy cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng để giải toả 16 hộ gia đình nằm trong khu vực đất đã được UBND huyện quy hoạch.

Các biện pháp bảo vệ và sử dụng

Với nội dung và ý nghĩa lịch sử của di tích như đã phân tích ở trên. Bảo tàng tỉnh Sơn La đã phân loại di tích này với quy mô tỉnh xếp hạng và quản lý. Vị trí của di tích rất thuận lợi đây cũng là một trong những điểm nối các di tích trong huyện Mộc Châu cũng như của tỉnh để hình thành những tuyến thăm quan du lịch trong huyện và tỉnh vì vậy chúng tôi đưa ra phương án bảo vệ di tích như sau:

1. Di tích đã có văn bản quy hoạch của UBND huyện ngày 22 - 6 - 2005 cho công tác bảo tồn và tôn tạo di tích, vì vậy đề nghị UBND huyện sớm có kế hoạch di chuyển các hộ gia đình nằm trên đất đã quy hoạch.

2. Cắm biển báo di tích.

3. Xây dựng tóm tắt nội dung của di tích.

4. Hiện nay kỳ đài tại khu di tích không còn, cần tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu, tiến tới phục hồi lại kỳ đài tại khu di tích theo hiện trạng cũ và gắn với xây dựng khuôn viên, nhà trưng bày bảo tàng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như vậy nhìn toàn cảnh di tích có tính chất tôn nghiêm nơi đây sẽ trở thành một công trình văn hoá lịch sử của huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Cùng với các dic tích khác của huyện di tích lưu niệm sự kiện lịch sử Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu sẽ là điểm phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo các đối tượng khách tham quan, góp phần vào kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

 

Di tích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu hiện nay thuộc Tiểu khu 11 thị trấn Mộc Châu. Địa điểm trước ki

Tư liệu kèm theo

1. Hồ Chí Minh toàn tập.

2. Cuốn sách "Nhân dân các dân tộc Sơn La làm theo lời Bác" của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Sơn La, nhà xuất bản chính trị quốc gia 2005.

3. Cuốn sách "Bác Hồ với nhân dân Sơn La" do Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ phát hành năm 1986.

4. Các bài viết, lời kể của 7 nhân chứng lịch sử là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ đi đón Bác, thông qua cuộc hội thảo do UBND huyện Mộc Châu tổ chức

Ảnh di tích:

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6, Ảnh 7, Ảnh 8, Ảnh 9, Ảnh 10, Ảnh 11, Ảnh 12, Ảnh 13, Ảnh 14, Ảnh 15, Ảnh 16,


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da