Chi tiết hồ sơ

Tên Bia căm thù - Thị trấn Mộc Châu
Địa điểm Tiểu khu 12, Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Mộc Châu
Mô tả chi tiết

I. Tên gọi

Di tích lịch sử: Bia căm thù - Thị trấn Mộc Châu, thuộc tiểu khu 12 - Thị trấn Mộc Châu - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.

Lịch sử tên gọi:

           Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta (1965 – 1968), sau khi bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam hòng ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam. Thời kỳ đó, Sơn La cũng là một trong những trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là huyện Mộc Châu. Bởi đây là một địa bàn quan trọng về kinh tế, quốc phòng của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc. Là nơi tập trung đông dân cư của các dân tộc cùng sinh sống, các nông trường, lâm trường lớn, các cơ sở chế biến công nghiệp của TW.

          Thấy rõ Mộc Châu có vị trí quan trọng như vậy, nên ngay từ đầu Đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh phá ác liệt, hòng huỷ diệt sức sống và uy hiếp tinh thần đồng bào các dân tộc Mộc Châu đồng thời nhằm cắt đứt mạch máu giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và sang vùng thượng Lào. Trút hàng nghìn tấn bom đạn gây bao tội ác với đồng bào các dân tộc Mộc Châu. Chúng không chỉ điên cuồng đánh vào các trận địa quân sự, còn bắn phá cả các điểm đông dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống tại thị trấn Mộc Châu.

            Đau xót trước những thiệt hại, mất mát về người và của trong những trận bom tàn phá của đế quốc Mỹ, để khắc cốt, ghi tâm trong mỗi người dân Mộc Châu và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào các dân tộc Mộc Châu.

Ngày 13/10/1969, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Mộc Châu đã dựng bia Căm thù ở km 64 thuộc huyện Mộc Châu trung tâm thị trấn Mộc Châu.

Di tích này đã trở thành một vật chứng lịch sử ghi lại tội ác của Đế quốc Mỹ trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược của dân tộc ta.

II. Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến

Di tích Bia Căm thù - Thị trấn Mộc Châu nằm cạnh trục quốc lộ 6 (Hà Nội – Sơn La).

Di tích thuộc tiểu khu 12 - Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La.

Di tích nằm đối diện trục đường đi Pa Háng sang Lào, nằm sát đường quốc lộ 6 khoảng 2m, trên khu đất tương đối bằng phẳng, có vị trí thuận lợi cho bà con du khách đến thăm quan, tưởng niệm.

Di tích này nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu, đó là điểm dừng chân nghỉ giữa đường của du khách Hà Nội – Sơn La và ngược lại Sơn La – Hà Nội, cách thị xã Sơn La 120km.

Du khách đến di tích chủ yếu bằng các phưong tiện ô tô, xe máy, xe đạp rất thuận lợi.

III. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích

            Công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc đang trên đà phát triển mạnh, là hậu phương vững chắc của chiến trường Miền Nam. Trong khi đó cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ và tay sai ở Miền Nam đang giành được những thắng lợi to lớn, bị thua đau Đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu chiếm toàn bộ nước ta. Chúng điên cuồng đem máy bay ra bắn phá Miền Bắc, nhằm biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.

            Ngày 5/8/1964, chúng dựng lên sự kiện Vịnh Bắc bộ để bắn phá Miền Bắc nước ta, trong tình hình cả nước có chiến tranh, Hội nghị ban chấp hành TW lần thứ 12 (12/1965) đã họp và nêu rõ “Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Bắc chí Nam và đề ra nghị quyết” phải kịp thời chuyển hướng cả về tư tưởng và tổ chức chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng, nhằm đáp ứng yêu cầu: Bảo vệ miền Bắc chi viện cho Miền Nam và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho CNXH ở Miền Bắc.

           Cả nước ta đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Đảng ta khẳng định nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước là “nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc”. Trong chiến tranh phá hoại Miền Bắc, tỉnh Sơn La có một vị trí chiến lược quan trọng: Là cửa ngõ bảo vệ phía Tây Bắc. Là trung tâm khu Tây Bắc, là chỗ dựa trực tiếp của cách mạng Lào.

            Chính vì vậy, sau khi đánh vào khu IV qua thủ đô Hà Nội, đế quốc Mỹ đã đánh thẳng lên Sơn La. Chúng đánh dồn dập có tính chất huỷ diệt và cùng một lúc chúng sử dụng tổng hợp các phương thức chiến tranh như: Đánh ác liệt bằng không quân, tiến hành chiến tranh gián điệp và biệt kích khắp nơi nhằm tạo nên mọi tình trạng rối loạn về an ninh chính trị, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của địa phương thu hút một phần tiềm lực của TW để đối phó, gây trở ngại cho Miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn và trực tiếp ngăn chặn chi viện quốc tế cho cách mạng Lào.

             Đặc biệt chúng thấy rõ Mộc Châu là địa bàn quan trọng về kinh tế và quốc phòng của tỉnh Sơn La và cả vùng Tây Bắc. Đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh phá ác liệt hòng huỷ diệt sức sống và uy hiếp tinh thần đồng bào các dân tộc Mộc Châu, đồng thời nhằm cắt đứt mạch máu giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Trước tình hình, nhiệm vụ mới, Đảng bộ Mộc Châu khẩn trương triển khai chủ trương của tỉnh: Chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, trước mắt lãnh đạo nhân dân phòng không, sơ tán, sẵn sàng chiến đấu bắn trả máy bay địch. Ngay từ những ngày đầu, thực hiện chỉ thị của tỉnh uỷ về công tác phòng không nhân dân, huyện uỷ đã quán triệt và chỉ đạo, nhân dân khẩn trương triển khai đào hầm trú ẩn, phòng không sơ tán theo chỉ thị của tỉnh uỷ Sơn La. Đến năm 1966, toàn huyện đã phát động phong trào xây dựng hệ thống phòng không nhân dân trên các trục quốc lộ, trên địa bàn dân cư một cách triệt để, việc sơ tán các đơn vị cơ quan của nhân dân tiến hành khẩn trương, toàn huyện đã đào đắp được 19.680 hầm hố cá nhân và tập thể, trên 4.500m giao thông hào. Nhiều địa điểm trọng yếu được xây dựng thành nơi trực chiến, thực hiện nghiêm túc việc phòng tránh, báo động khi máy bay mỹ oanh tạc. Huyện còn tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp xây dựng lưới lửa phòng không nhân dân, sẵn sàng đánh trả quân thù đến bắn phá. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mộc Châu đã vững vàng bước vào cuộc chiến đấu với giáng trả đích đáng kẻ thù đến phá hoại, giành thắng lợi ngay từ đầu đối mặt với máy bay địch đến phá hoại, giành thắng lợi ngay từ đầu đối mặt với máy bay địch đến xâm phạm không phận Mộc Châu.

            Ngày 12/6/1965, máy bay Mỹ bất ngờ ném bom khu vực km 82 mở đầu chiến tranh bắn phá tỉnh Sơn La. Ngày 21/6 chúng ném bom xuống khu vực km 70. Càng ngày mức độ bắn phá của giặc Mỹ càng liên tục ác liệt, chúng nhằm vào các công sở và đây là địa điểm của các xí nghiệp chế biến công nghiệp của Quốc gia, của nông trường, làng bản, trục giao thông quốc lộ 6, nhằm huỷ diệt và làm nhụt ý chí chiến đấu của nhân dân các dân tộc Mộc Châu.

            Tính đến tháng 12/1965 địch đã tập trung đánh phá trên 20 điểm, gần 100 lần tốp máy bay liên tiếp ném bom hàng nghìn quả bom các loại, trong đó có khu vực thị trấn Thảo nguyên. Sang đến năm 1966 dịch đã 56 lần đánh phá vào các trọng điểm trên địa bàn huyện, chúng còn tăng cường các loại máy bay trinh sát, thả pháo sáng, truyền đơn nhằm phát hiện mục tiêu và làm lung lạc tinh thần chiến đấu của nhân dân. Đến năm 1967, địch tăng cường đánh phá ác liệt hơn, chúng không chỉ đánh phá mục tiêu cũ mà còn đánh cả vào các bản hẻo lánh, gây thêm nhiều tội ác mới với đồng bào các dân tộc. Năm 1968 chúng đánh phá Mộc Châu 71 lần, vẫn là các mục tiêu chủ yếu ở nông trường Thảo nguyên và một số địa điểm trọng yếu khác.

            Trong thử thách ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Mộc Châu cùng với nhân dân các dân tộc toàn tỉnh biến căm thù thành sức mạnh, kiên cường dũng cảm đánh trả máy bay Mỹ đến xâm phạm của trời quê hương, liên tiếp lập chiến công, buộc chúng phải đền tội. Ngày 14/6/1965, Mộc Châu đã giáng trả quyết liệt nhiều tốp máy bay Mỹ bất ngờ đánh phá thị trấn, lập công xuất sắc ngay trận đầu, 3 chiếc máy bay F10D của Mỹ bị bắn rơi, dân quân tự vệ hợp tác xã Hương Sơn (Lóng Sập) với tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu đã bắt sống giặc lái. Những chiến công đó đã góp phần cùng cả tỉnh ngay trong trận đầu, ngày đầu (6/1965), bắn tan xác 9 máy bay địch, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, đó là niềm cổ vũ lớn lao đối với cán bộ và nhân dân Mộc Châu tiếp tục tiến công đánh trả máy bay Mỹ mạnh mẽ hơn. Tính đến tháng 12/1965, quân và dân Mộc Châu đã bắn rơi 23 máy bay Mỹ, bắn cháy nhiều chiếc khác. Bắt sống nhiều giặc lái. Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ, quân và dân Mộc Châu đã bắn rơi 31 máy bay các loại của Mỹ. Trong chiến đấu, nhiều tập thể và cá nhân được Đảng và Nhà nước, Quốc hội khen thưởng. Song cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với vùng đất Mộc Châu nói chung và khu vực trung tâm thị trấn Mộc Châu là tội ác dã man tàn phá, huỷ diệt cơ sở vật chất và thiệt hại nhiều sinh mạng, tài sản của đồng bào các dân tộc nơi đây.

              Đau xót trước những mất mát, hy sinh của đồng bào các dân tộc, ghi dấu tội ác của đế quốc Mỹ trên  mảnh đất Mộc Châu. Ngày 27/10/1969, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc Mộc Châu đã dựng bia Căm thù tại nơi đây nhằm ghi lại mối thù với đế quốc Mỹ xâm lược và khơi dậy ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào các dân tộc Mộc Châu.

             Ngày 13/10/1969, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Mộc Châu đã dựng bia Căm thù ở khu vực trung tâm thị trấn Mộc Châu (Nay thuộc tiểu khu 12). Nó đã trở thành một vật chứng lịch sử chứng minh cho tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Mộc Châu nói riêng và cả nước nói chung.

Nội dung bia đã ghi:

“Quân và dân các dân tộc Mộc Châu khắc sâu căm thù giặc Mỹ xâm lược“

            Tại đây kể từ ngày 21/6/1965 cho đến tháng 3/1968 Mỹ vào nông thôn, thị trấn bắn phá 410 ngôi nhà ở, các cơ quan trường học, bệnh viện, công trình văn hoá và của nhân dân. 68 người bị thương, 33 người chết trong số người chết và bị thương đa số là người già, trẻ em và phụ nữ. Bắn chết 411 con trâu, bò không kể các loại tiểu xúc khác, đấy nền văn minh và khoa học hiện đại của đế quốc Mỹ mà chúng thường khoe khoang là như vậy đó. Quân và dân các dân tộc Mộc Châu quyết không đội trời chung với đế quốc Mỹ, chúng ta thề ghi tâm khắc cốt căm thù này muôn đời muôn kiếp không phai.

Trải qua dòng chảy của thời gian, qua tiến trình phát triển lịch sử của đất nước, bia đã trở thành một di tích lịch sử trong hàng ngàn những dấu tích lịch sử ghi lại tội ác của đế quốc xâm lược đối với dân tộc ta.

IV. Giá trị lịch sử của di tích

             Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang lùi vào quá khứ, đất nước ta đang từng ngày đổi mới, những vết thương chiến tranh đang ngày được phục hồi, thay vào đó là màu xanh của bình yên và sự sống.

            Bia Căm thù thị trấn Mộc Châu đã ghi lại dấu ấn của một cuộc chiến tranh tàn phá của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Mộc Châu nói riêng. Nó tồn tại mãi mãi cùng thời gian, trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

            Bia căm thù thuộc thị trấn Mộc Châu nằm ở vị trí khá thuận lợi, ở trung tâm kinh tế, văn hoá và du lịch của huyện. Nó cũng là một vị trong những điểm nối các di tích trong huyện Mộc Châu cũng như của tỉnh để hình thành tuyến tham quan du lịch trong toàn tỉnh Sơn La.

V. Tình trạng bảo quản của di tích

Di tích được xây dựng từ năm 1969, với chất liệu là xi măng, cát, vôi, đá và gạch, kiến trúc khá đơn giản.

Năm 1980, do mặt bia bị lở phần xi măng cát nên Phòng văn hoá Mộc Châu đã sửa lại mặt bia vẫn bằng vật liệu xi măng, cát.

Di tích đã nằm trong danh mục kiểm kê chính thức của tỉnh Sơn la năm 1996.

Hiện nay bia còn khoảng 80%, đặc biệt mặt bia hiện nay đã bị lở xi măng, vôi nên không rõ chữ.

Vì vậy, di tích này được sự quan tâm của các cơ quan chức năng để bảo vệ tôn tạo và phát huy tốt tác dụng của di tích.

Loại hình di sản Di tích lịch sử Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng 13/12/2004
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Đây là loại hình di tích bia ghi lại địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử, hiện nay bia còn hình dáng nguyên vẹn, chỉ có chữ bị bong nên không nhìn rõ. Di tích này không có hiện vật kèm theo.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

Di tích Bia Căm thù thị trấn Mộc Châu là một trong số ít bia còn giữ lại được ở tỉnh Sơn La.

Với nội dung và ý nghĩa lịch sử của di tích như đã phân tích ở trên Bảo tàng Sơn La phân loại di tích đề nghị cấp tỉnh ra quyết định công nhận.

Chúng tôi đưa ra dự kiến phương án bảo vệ và tôn tạo di tích như sau:

1. Trước tiên là khoanh vùng đo đạc và lên bản đồ quy hoạch đất đai: Diện tích quy hoạch là 117,6m2.

2. Hiện nay phần xây cơ bản của bia vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có mặt trơn của bia đã bị tróc xi măng, cát nên không còn rõ chữ. Đây là di tích ở ngoài trời nên để đảm bảo tính vĩnh cửu của di tích và mang tính tôn nghiêm nên mặt bia sẽ ốp bằng đá sẻ mặt bóng màu đen, chữ được khắc chìm và đánh nhũ vàng.

Chân đế bia cũng được ốp đá.

Nhìn chung di tích vẫn nguyên trạng, chúng ta tôn tạo thêm vật liệu mang tính vĩnh cửu để bảo tồn di tích như một công trình văn hoá của huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

Nội dung khắc trên bia vẫn giữ nguyên nội dung ban đầu.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Tổng diện tích quy hoạch là 117,6m2.

Tư liệu kèm theo

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4,


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da