1. Sự kiện, nhân vật lịch sử, thuộc tính di tích:
Năm 1964 trước những thất bại ngày càng lớn của "Chiến lược chiến tranh đặc biệt " của đế quốc Mỹ ở Miền Nam. Đế quốc Mỹ càng đẩy mạnh các hoạt động phá hoại ở Miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc đối với chiến trường Miền Nam.
Trong âm mưu chiến tranh phá hoại Miền Bắc,Tây Bắc được coi là một địa bàn "Trọng điểm" đối với quân xâm lược vì Tây Bắc là một vùng đất đai rộng lớn, giáp biên giới với Lào có thể chi viện cho chiến trường Lào. Là một tỉnh miền núi của Tây Bắc, Sơn La có vị trí chiến lược quan trọng trong thời chiến cũng như trong thời bình, một hệ thống đường giao thông rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như trong việc phục vụ nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong vùng về mọi mặt: Kinh tế văn hóa xã hội đồng thời cũng rất quan trọng việc phục vụ cũng cố quốc phòng và làm nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Lào anh em.
Trục quốc lộ 6 chạy dọc các tỉnh, nói liền từ Hà Tây, Hòa Bình đến Điện Biên, Lai Châu là con đường huyết mạch chủ yếu để vận chuyển hàng hóa từ dưới xuôi lên để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc cũng như đảm bảo về an ninh quốc phòng và vận chuyển phục vụ chiến trường Lào.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, cũng cố quốc phòng thì hầu hết hàng hóa chủ yếu phải vận chuyển từ dưới xuôi lên như máy móc vật tư, công cụ sản xuất, thuốc trừ sâu, gạo, vải, muối và các nhu yếu phẩm khác.
Toàn bộ mạng lưới giao thông chính của Sơn La đều ở thế độc tuyến, hại bên đường vực sâu, dốc cao, sông suối vào mùa mưa lũ, nước lớn xe không thể qua được. Nếu bị phá hoại thì việc đảm bảo giao thông rất khó khăn, vấn đề vận chuyển sẽ bị đình trệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng như đến việc phát triển kinh tế, văn hóa cũng cố quốc phòng của khu tự trị nói chung và sơn La nói riêng cũng như ảnh hưởng lớn đến chiến trường Lào.
Sơn La là thủ phủ của khu tự trị Tây Bắc với vị trí chiến lược, nên trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Sơn La được nhận định là nơi sẽ bị bom Mỹ bắn phá ác liệt đánh vào Sơn La tức là đánh vào nhân dân toàn khu tiêu diệt sinh lực ta, đánh phá các vị trí quân sự, đường giao thông, các phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở kinh tế, văn hóa hòng cắt đứt liên lạc giữa tỉnh và trung ương, hòng làm đảo lộn đời sống, giảm sút ý chí chiếm đấu của quân và dân ta.
Sau hơn 10 tháng gây ra " Sự kiện vịnh Bắc Bộ " lấy cớ ném bom bắn phá Miền Bắc. Ngày 14/6/1965 máy bay Mỹ leo thang bắn phá Mộc Châu mở đầu cuộc chiến tranh bắn phá Sơn La, Tây Bắc. Từ đây nhân dân Sơn La thực sự bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ.
Chấp hành nghị quyết 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Sơn La kịp thời chỉ đạo công tác an ninh, triển khai công tác phòng không nhân dân, hướng dẫn tổ chức lực lượng chiến đấu, chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
Giặc Mỹ bắn phá ác liệt vào Sơn La là nhằm ngăn cản vận chuyện hàng hóa từ dưới xuôi lên để phục vụ cho việc xây dựng kinh tế, cũng như phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh về mọi mặt văn hóa xã hội đồng thời phục vụ cho xây dựng, cũng cố quốc phòng và viện trợ cách mạng Lào. Nên ngày từ những ngày đầu đánh phá Sơn La chúng ta đã đánh phá vào các tuyến đường giao thông, hệ thống cầu cống. Từ ngày 20/6/1965 trở đi, chúng đánh vào các hệ thống cầu quan trọng trên dọc quốc lộ 6 như: Cầu Sắt ( Yên Châu) Cầu Trắng ( Thị xã - Km 308) cầu Nà Hày ( suối Muội - Thuận Châu) ...
Cầu Nà Hày nằm trên quốc lộ 6 trên đoạn từ thị xã Sơn La đi Thuận Châu, Điện Biên, Lai Châu cách thị trấn Thuận Châu khoảng 6 km cầu nằm ở vị trí giữa 2 bản: Bản Nà Hày và bản Nà Lạn thuộc xã Tông Lệnh - huyện Thuận Châu. Cầu Bắc ngang con suối Muội nên dân địa phương còn gọi cầu này là cầu suối Muội. Cầu được xây dựng ở phía thượng lưu con suối Muội, con suối chảy giữa hai ngọn núi, dưới chân núi là quốc lộ 6 con đường độc đáo chạy men theo chân núi, đây là đoạn đường rất quan trọng, nằm ở vị trí giữa hai ngọn núi nên nếu con đường này bị phá hỏng thì giao thông sẽ ách tắc.
Ngoài cây cầu được xây dựng bằng xi măng cốt thép, công nhân giao thông đã làm thêm một con đường ngầm đế đảm bảo giao thông khi cầu bê tông bị hỏng. Con đường ngầm này được làm bằng đá hộc đánh trên núi xuống. Để làm con đường này phải có một đội công nhân chuyên khai thác đá để kịp thời làm lại đường khi bị bom Mỹ phá hỏng. Con đường ngầm bằng đá này để phục vụ giao thông trong mùa khô.
Để đảm bảo giao thông phục vụ cho Sơn La, các tỉnh Tây Bắc và chiến trường Lào, ngoài cây cầu bằng bê tông cốt thép và con đường ngầm ở phía thượng lưu ta đã làm thêm một cây cầu phao ở phía hạ lưu. Chiếc cầu phao này được làm bằng bè tre, những cây tre tươi được chặt xuống thành bè để dọc con suối đủ chịu lực của xe có trọng tải khoảng 3 tấn đi qua. Con đường ngâm bằng phao tre này dùng phục vụ giao thông khi mùa mưa lũ đến , nước sông dâng cao, dòng suối rộng, sâu, các phương tiện giao thông không đi lại được bằng đường ngầm đá.
Lực lượng bảo về cầu Nà Hày và 30 km quốc lộ 6 có tất cả trên 100 người trong đó có 50 người là công nhân của cung II, hạt giao thông 7 do bà Nguyễn Thị My là cung trưởng, còn lại khoảng 50 người là đội xung kích đội có 40% là nữ.
Trong 4 năm chiến tranh phá hoại, giặc Mỹ đã đánh vào các công trình giao thông vận tải tỉnh Sơn La 826 trận bom bằng 1/3 số trận đánh vào toàn tỉnh, ném xuống 11.852 tấn bom các loại , phá hủy hơn 10 cây cầu loại lớn và nhiều cầu con 3 bến phà chờ xe của khách, 1 xưởng sửa chữa của công ty vận tải ô tô, 1 bến phà và bộ phận đóng phà, trên 50 địa điểm các loạicác tuyến đường trong tỉnh bị đánh phá nặng, bắn cháy nhiều xe vận tải.
Riêng cây cầu Nà Hày đã bị chúng dội xuống 14 trận bom với 350 quả bom các loại. Bom đánh các liệt nhất là từ 8/1965 đến cuối năm 1966 cầu Nà Hày đã bị phá hủy hoàn toàn.
Công nhân, cán bộ xung kích của đội giao thông 7 đã dũng cảm phá bom, nhanh chóng kịp thời sữa chữa những nơi bị địch phá, phát huy cao độ tính thông minh sáng tạo, có nhiều biện pháp linh hoạt để giữ vững mạch máu giao thông vận tải phục vụ cho sản xuất và chiến đấu với tinh thần " Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm" và "Địch phá ta sửa ta đi". Khi cầu đường bị đánh khói bom chưa tan, đã lập tức cứu chữa để thông đường, với phương châm 4 trước với quyết tâm " chỉ có thể tắc giờ, không thé tắc ngày, chỉ có thể tắc tuyến, không thế tắc hướng" Nhân dân địa phương cũng tham giá tích cực trong việc đảm bảo giao thông với tinh thần "Xe chưa qua nhà không tiếc".
Ngày 3/9/1965 dân quân tự về cầu Nà Hày đã bắn rơi 01 chiếc máy bay F 105 của đế quốc Mỹ. Với những chiến công xuất sắc bảo vệ đường, bảo vệ cầu có nhiều sáng tạo trong lao động và chiến đấu. Đầu năm 1967 trong đại đội thi đua yêu nước toàn ngành giao thông vận tải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại hội trường Ba Đình bà Nguyễn Thị My cung trưởng cung II hạt giao thông là người duy nhất và đầu tiên của ngàng giao thông vận tải tỉnh Sơn La được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động.
Ngày 2/7/1967 Mỹ ngừng ném bom đợt thứ nhất, con đường ngầm bằng đá tiếp tục được tôn taoh để phục vụ cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng kinh tế của Sơn La và Tây Bắc, khi nào mùa mưa lũ, công nhân lát thêm ván gỗ làm cầu phao chó các phương tiện giao thông đi qua.
Năm 1972 khi Mỹ ngừng ném bom chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, Tỉnh Sơn La đã xây dựng cây cầu sắt ở phía hạ lưu (Tại vị trí của chiếc cầu phao tre trong thời khì chống Mỹ) để phục vụ cho việc đảm bảo giáo thông.
Cùng với ngàng giao thông vận tải tỉnh Sơn La nói chung và cán bộ công nhân thanh niên xung phong bảo vệ cầu nà Hày nói riêng đã đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
2. Giá trị lịch sử của di tích:
Di tích lịch sử cầu Nà Hày là nơi tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ, ghi dấu những chiến công của lực lượng công dân, xung kích bảo vệ cầu, đường, đảm bảo giao thông thông suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của nhân dân cả nước.
Là di tích có ý nghĩa lịch sư quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại di tích này đã có nhiều tấm gương lao động hăng say, thông minh, sáng tạo, chiến đấu dũng cảm để đảm bảo giao thông cho vùng Tây Bắc và tiếp viện cho vùng Thượng Lào. Di tích này gắn với chiến công của anh hùng lao động ngành giao thông vận tải Nguyễn Thị My.
Di tích sẽ là nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước.
|