Chi tiết hồ sơ

Tên Hang động bản Ôn
Địa điểm Tiểu khu Cờ đỏ, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Nông trường Mộc Châu
Mô tả chi tiết

1. SỰ KIỆN VÀ NỘI DUNG CỦA DI TÍCH.

               Mộc Châu là một huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, thuộc địa bàn núi cao của miền Tây Bắc. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình là 1.050m so với mặt nước biển, trong đó, núi đá vôi của Mộc Châu có độ cao trung bình từ 1.100m – 1.300m. Mộc Châu là miền đất có địa hình catxtơ (núi đá vôi), hệ thống núi đá vôi trùng điệp ôm lấy những quả đồi lớn, nhỏ như những chiếc bát úp khổng lồ nằm gối kề nhau chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen lẫn với các vùng cao nguyên rộng lớn là những vùng bình nguyên, lòng chảo, những khe vực, suối, sông làm cho địa hình Mộc Châu trở nên đa dạng. Với kiểu địa hình núi đá vôi tạo cho Mộc Châu có nhiều hệ thống hang động đẹp và ở độ cao như vậy nên Mộc Châu là vùng có khí hậu mát mẻ rất tốt cho sức khỏe con người, động, thực vật. Mộc Châu là địa phương có bề dày lịch sử, được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh nên thơ, hữu tình.

               Mộc Châu xưa tên tiếng Thái gọi là Mường Sang. Người Thái Mộc Châu là một nhóm Thái thiên di từ Lào sang khoảng thế kỷ XIV. Có một câu chuyện kể về sự thiên di của người Thái Mộc Châu từ Lào sang đất Mường Sang: “… Ngày xưa, vua đất Viêng Chăn sinh được người con trai đặt tên là Pa Nha Nhọt Chom Cằm. Chàng trai lớn lên ra tắm ở sông Nậm Khoong (Mê Kông) tình cờ lấy được một hòn đá quý, có nhiều màu sắc trong bọt nước đem về làm vật bảo bối.

              Khi trưởng thành Pa Nha Nhọt Chom Cằm được vua cha cho phép đi tìm đất mới để lập bản, dựng mường. Cùng đi với Nhọt Cằm có nhiều binh, tướng và nhiều dân bản dưới, mường trên. Trước khi lên đường vua cha trao cho đoàn quân của Nhọt Cằm 800 cây mác đồng đỏ với hành chục con voi chiến.

              Mang theo hòn đá quí trong người, chàng khởi quân từ đất Viêng Chăn về Mường Thanh (Điện Biên) xuống Mường Húa (Tuần Giáo) lên Mường So (Phong Thổ), Mường Là (thuộc Vân Nam. Chàng lại tiếp tục kéo quân về mạn sông Hồng đến Mường Mả, Mường Sát, Cam Đường (Lai Châu. Đoàn người lại xuôi về Mường Cúc, Mường Át (Phú Thọ) về Hòa Bình…Với danh nghĩa đoàn sứ giả của vua Lào, đoàn Nhọt Chom Cằm đi đến đâu cũng được tiếp đón chu đáo.

              Không ngờ hòn đá quí của Nhọt Cằm mang theo mỗi ngày một lớn. Khi tới đất Mường Mùn (Mai Châu – Hòa Bình) thì hòn đá phải dùng tới tám người khiêng mới có thể tiếp tục mang được. Khi tới đất Phiêng Luông (Mộc Châu), hòn đá bỗng thốt lên “Chỗ đất này tốt” (trong tiếng Thái tốt là đi) Nhọt Chom Cằm mới đặt tên đó là Chiềng Đi. Họ lại tiếp tục khiêng hòn đá qua đất Kèm Cọ, đến một bãi bằng đá lại nói: ”Cho tôi xuống đây” (tiếng Thái: Khói chi lống). Chiều ý đá, Nhọt Chom Cằm bèn đặt hòn đá ở đó và đặt tên đất là Chi Lống. Nay Chi Lống được phiên âm thành Chờ Lồng. Hòn đá được mang tên là “Sửa – Hin – lái” (Áo với nghĩa là hồn mường có màu sặc sỡ). Từ đó đất Chi Lống được chọn làm nơi trú ngụ của “Hồn mường” của Mường Sang.

             Hang động bản Ôn thuộc khu đất “hồn mường” của Mường Sang, được phát hiện thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nhưng được bộ đôi quản lý và sử dụng cho mục đích quân sự. Năm 2006, quân đội không quản lý nữa, người dân địa phương bắt đầu khai thác, phục vụ cho nhu cầu du lịch.

2. GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH:

             Di tích thắng cảnh hang động bản Ôn nằm trong một vùng đất có lịch sử lâu đời, có thể coi là một vùng đát cổ. Di tích là một thắng cảnh rất đẹp, với hệ thống nhũ đá nguyên sơ, hình tượng phong phú đã được thiên nhiên kiến tạo qua hàng chục vạn năm và ngày nay vẫn đang tiếp tục được bồi đắp. Nếu đã đến đây tham quan thì ai cũng muốn giới thiệu cho bạn bè người thân cùng cảm giác tuyệt vời của một thắng cảnh có một không hai. Ngoài cảnh đẹp trong hang động thì xung quanh di tích cũng là những cảnh đẹp với rừng cây nguyên sinh xanh tốt quanh năm, nhiều loại gỗ quý, khi hậu trong lành, mát mẻ sẽ phục vụ rất tốt cho việc khai thác du lịch sinh thái. Trên đường đến khu di tích du khách đã có thể bắt đầu chuyến tham quan của mình với con đường trải nhựa mềm mại, uốn lượn với cảnh quan hai bên đường cũng thật hữu tình nên thơ.

Loại hình di sản Danh lam thắng cảnh Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng 15/9/2008
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Di tích hiện nay hầu như còn nguyên sơ, hệ thống các nhũ đá được bảo vệ rất tốt.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

1. TÌNH TRẠNG BẢO QUẢN:

Hiện nay hang động bản Ôn vẫn được nhân dân giữ gìn rất tốt, nguyên sơ, môi trường trong hang động và xung quanh rất sạch sẽ mát mẻ.

Người dân đã làm một số tay vịn bằng gỗ và đưa điện máy nổ vào phục vụ du khách tham quan.

Đến di tích ngoài tham quan cảnh quan trong hang động du khách có thể tham quan khu rừng nguyên sinh xung quanh di tích.

2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH:

Với nội dung và ý nghĩa của di tích như đã phân tích ở trên, bảo tàng Sơn La đã phân loại di tích này với quy mô đề nghị tỉnh xếp hạng và quản lý:

1. Lập bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ cho di tích gắn với cảnh quan môi trường sinh thái làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu di tích.

2. Tổ chức cắm mốc giới cho khu di tích, xây dưungj biển báo giới thiệu, chỉ dẫn, nội dung tóm tắt của di tích.

3. Tiến hành xây dựng dự án bảo vệ, tôn tạo hang động và xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở phục vụ công tác khai thác, phát huy.

4. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng của di tích bằng nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông.

5. Thực hiện công tác xã hội hóa, việc bảo vệ khai thác và phát huy di sản văn hóa thiên nhiên này;  Kêu gọi gọi cộng đồng đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài. Di tích sẽ được phát huy tốt cùng các khu du lịch khác của Mộc Châu đang được tỉnh quy hoạch.

6. Sau khi xếp hạng, phải phân cấp quản lý để bảo vệ và phát huy tốt giá trị của di tích này.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

 

 

Tư liệu kèm theo

1. Cầm Trọng(1978) “Người Thái ở Tây Bắc” NXB Khoa học Xã hội.

2. Lịch sử Đảng bộ huyện Mộc Châu tập I

3. Theo lời kể của người dân địa phương.

Ảnh 1, ảnh 2

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6, Ảnh 7, Ảnh 8, Ảnh 9, Ảnh 10, Ảnh 11,


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da