Chi tiết hồ sơ

Tên Hang Chi Đảy
Địa điểm Bản Đán , Xã Yên Sơn, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Yên Sơn
Mô tả chi tiết

I. Sự kiện, nội dung của di tích thắng cảnh

              Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm trên trục quốc lộ 6, cách thủ đô Hà Nội 255km về phía Tây Bắc và cách thị xã Sơn La 66km về phía Đông. Yên Châu giáp với huyện Mộc Châu, Bắc Yên, Mai Sơn và 47 km đường biên giới giáp nước CHĐCN Lào. Địa hình Yên Châu khá phức tạp chia thành hai tiểu vùng khác biệt: Vùng lòng chảo và vùng dọc núi cao biên giới vì vậy khí hậu của Yên Châu cũng chia thành hai tiểu vùng rõ rệt: Vùng lòng chảo khô, nóng và vùng cao biên giới mát mẻ.

              Yên Châu từ thời cổ xưa có tên gọi là Mường Vạt, khi người Thái di cư từ đất Lào sang Mộc Châu và đến định cư tại Yên Châu vào thế kỷ XIV.

             Bản Đán, xã Yên Sơn trước đây thuộc xã Chiềng On, huyện Yên Châu. Năm 1998, được tách ra thành lập xã Yên Sơn. Hang Chi Đảy là hang đá tự nhiên nằm dưới dãy núi đá vôi trùng điệp có tên là Chi Đảy (sẽ được). Hang động này được nhân dân địa phương phát hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX nhưng do Bản Đán thuộc xã Chiềng On, là một xã biên giới để đảm bảo an ninh trật tự vùng biên nên hang động này không được khai thác phục vụ khách tham quan. Sau khi được phân tách địa giới hành chính thành 2 xã, bản Đán thuộc xã Yên Sơn, những năm gần đây khu hang động này được các cấp chính quyền từ xã, huyện và nhân dân địa phương rất quan tâm và mong muốn hang động này sẽ trở thành một thắng cảnh của tỉnh để sớm được khai thác, phát huy phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

II. Giá trị của di tích.

Di tích là một thắng cảnh đẹp, địa điểm thuận lợi nếu được quan tâm đầu tư sẽ là tâm điểm cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương, của tỉnh.

Loại hình di sản Danh lam thắng cảnh Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng 15/9/2008
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Di tích hiện nay hầu như còn nguyên sơ, các nhũ đá được giữ gìn nguyên vẹn.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

VIII. Tình trạng bảo quản

Hiện nay, hang Chi Đảy đang được nhân dân gìn giữ rất tốt, môi trường sạch sẽ.

Người dân đã đưa điện lưới vào, tạo đường đi, tay vịn để phục vụ khách tham quan.

Đến di tích ngoài thăm quan cảnh quan trong động du khách có thể thăm khu rừng nguyên sinh xung quanh di tích.

IX. Các biện pháp bảo vệ và sử dụng di tích

            Với vẻ đẹp hiếm thấy của di tích như đã phân tích ở trên, Bảo tàng Sơn La đã phân loại di tích này với quy mô đề nghị UBND tỉnh xếp hạng và quản lý:

            1. Trước tiên phải lập bản đồ quy hoạch khu vực bảo vệ khu di tích. Việc quy hoạch cho khu di tích này phải gắn với môi trường và cảnh quan khu vực.

            2. Cắm biển báo di tích, biển giới thiệu nội dung, tóm tắt ý nghĩa lịch sử của di tích.

            3. Xây dựng dự án để tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở cho khu di tích để phục vụ tốt khách đến tham quan du lịch.

X. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích

            Phải có bản đồ khoanh vùng qui hoạch, giấy cấp đất cho di tích.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

 

 

Tư liệu kèm theo

1.      Theo lời kể của dân địa phương.

2.      Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945 – 1995)

3.      Cuốn sách “Người Thái ở Tây Bắc”

Bộ ảnh hang Chi Đảy:

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6, Ảnh 7, Ảnh 8, Ảnh 9, Ảnh 10, Ảnh 11, Ảnh 12, Ảnh 13, Ảnh 14, Ảnh 15, Ảnh 16, Ảnh 17, Ảnh 18, Ảnh 19, Ảnh 20, Ảnh 21, Ảnh 22, Ảnh 23, Ảnh 24, Ảnh 25, Ảnh 26, Ảnh 27, Ảnh 28, Ảnh 29, Ảnh 30, Ảnh 31, Ảnh 32, Ảnh 33, Ảnh 34, Ảnh 35 Ảnh 36 Ảnh 37 Ảnh 38 Ảnh 39 Ảnh 40 Ảnh 41 Ảnh 42 Ảnh 43 Ảnh 44 Ảnh 44 Ảnh 46 Ảnh 47 Ảnh 48 Ảnh 49 Ảnh 50 Ảnh 51 Ảnh 52 Ảnh 53 Ảnh 54 Ảnh 55 Ảnh 56 Ảnh 57 Ảnh 58


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da