Chi tiết hồ sơ

Tên Văn bia lưu niệm đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam.
Địa điểm bản Áng, xã Đông Sang, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn xã Đông Sang
Mô tả chi tiết

I.  ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

- Di tích nằm trên gò đồi thấp (tên địa phương thường gọi Sặn Co Pho có nghĩa là gò Cây Đa). Thuộc bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

- Từ ngã ba quốc lộ 6 theo đường vào UBND huyện ta đi khoảng 3km là tới di tích.

- Đường đi tới di tích đi được bằng mọi phương tiện.

II.  SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DI TÍCH:

             Cách mạng tháng 8 bùng nổ như sự đổi đời cộng đồng người Việt cùng với nhân dân Lào nhất tề nổi dậy giành chính quyền trong tay người Nhật. Đem lại độc lập tự do cho nước Lào anh em. Đến tháng 3 năm 1946 tình hình cách mạng lào có sự thay đổi, quân Pháp quay lại xâm lược nước lào. Với dã tâm muốn cướp lại nước Lào của thực dân Pháp. Chúng đã chuẩn bị lực lượng khá mạnh và dựa vào quân Anh để đánh chiếm nước Lào.

            Trước tình hình đó, chính quyền cách mạng Lào và Xứ Ủy Ai Lao, Tổng hội Việt Kiều cứu quốc đã tổ chức cho nhân dân tản cư sang Thái Lan để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân. Cuộc tản cư của nhân dân các tỉnh rất khẩn trương và an toàn. Lưc lượng liên quân Lào - Việt  ở lại chiến đấu rất dũng cảm và ngoan cường. Liên quân này đại đa số là con em Việt Kiều. Đã ngăn chặn đánh quyết liệt ở các hướng, làm cho địch bị tiêu hao nhiều sinh lực. Song vì tương quan lực lượng quá chênh lệch, nên lực lượng liên quân đã chủ động rút lui khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng.

            Vào đầu năm 1946 khi tỉnh Tha Khek bị thất thủ, giặc Pháp gây ra vụ tàn sát dã man làm chết hơn 3000 người. Sau khi cân nhắc tình thế, so sánh lực lượng địch, ta. Chính phủ lâm thời Lào độc lập quyết định chuyển Chính phủ, Việt Kiều và nhân dân lào trong thành phố tản cư sang Thái Lan. Cho bộ đội liên quan Lào - Việt rút khỏi thành phố, chuyển ra ngoại ô để bảo toàn lực lượng và tổ chức kháng chiến.

            Sau khi giặc Pháp chiếm được thành phố Viêng Chăn, lãnh đạo Đoàn 83 đã quyết định chuyển toàn bộ đơn vị tạm thời sang đất Thái Lan để củng cố lực lượng và chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

            Đầu tháng 1 - 1947 đơn vị bộ đội Việt Kiều tiền thân Đoàn 83 trở lại Viêng Chăn để phối hợp với bộ đội Itxala hoạt động. Đến cuối năm 1947 đơn vị bộ đội Việt Kiều lại rút lui về Thái Lan để củng cố lực lượng.

            Sang năm 1948 cục diện chiến trường Đông Dương chuyển bước ngoặt khẩn trương, quyết liệt. Bộ đội Việt Kiều sau thời gian ngắn củng cố, học tập phải trở lại ngay đất Lào để bám trụ chiến trường. Đơn vị được đặt tên là “Trấn Ninh”. Đây là đoàn Hải Ngoại được giao nhiệm quan trọng trở về Miền Bắc Việt Nam, hành quân mở đường xuyên đất Lào về tăng cường cho quân khu 4. Tiếp tục hỗ trợ cuộc kháng chiến của nhân dân Lào từ phía Đông tiến sang dựa vào quân khu 4 để từ biên giới Việt Nam tiến sang Lào.

           Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954 bộ đội tình nguyện Việt Nam Đoàn 83 thuộc mặt trận Tây Lào đang đà vươn lên mạnh mẽ sau những chiến thắng vang dội trên chiến trường Đông Dương. Trực tiếp là mặt trận Thượng Lào, hòa cùng vói chiến thắng tại chỗ của mặt trận Viêng Chăn. Địch co cụm, ngụy quân, ngụy quyền hoang mang. Tiếp đến chiến thắng Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu, hiệp định Genevơ được ký kết, ban hành lệnh ngừng bắn. Bộ đội tình nguyện Việt Nam ở lào rút về nước. Lực lượng vũ trang Pa Thét Lào tập kêt về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Sa Lỳ. Trước khí thế cách mạng của cả nước. Được sự lãnh đạo và công tác chính trị động viên của quần chúng, nhân dân. Nên dù hành quân giữa mùa mưa rừng. Nhưng cán bộ chiến sỹ Đoàn 83 vẫn bằng mọi giá vượt khó khăn bao sông, suối trong mùa mưa lũ để kịp thời có mặt ở bên bờ sông Chu Thanh Hóa vào tháng 9 - 1945 để các đoàn quân tình nguyện khác thành lập tổng đội biên phòng. Rồi cùng hành quân lên cao nguyên Mộc Châu Sơn La trở thành trung đoàn 83 của su đoàn 335.

            Năm 1952, đoàn 83 được Nhà nước tặng thưởng huân chương quân công hạng III. Là đơn vị duy nhất quân tình nguyện Việt Nam tại Lào được nhà nước tặng thưởng danh hiệu này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

            Năm 1955, tại Thọ Xuân  - Thanh Hóa, tổng đội biên phòng được thành lập. Tư lệnh tổng đội biên phòng do thiếu tướng Tạ Xuân Thu (Tư lệnh Thượng Lào cũ ) làm chỉ huy trưởng.

            Đoàn 83 là một bộ phận của tổng đội biên phòng. Địa bàn hoạt động là Mường Xẻn (Nghệ An), Hồ Xuân (Thanh Hóa) và Mộc Châu.

           Giữa năm 1955 tổng đội biên phòng giải thể. Đoàn 83 được thành lập (tiền thân là giải phóng quân Việt Kiều). Thành lập ở Thái Lan quân số 150 người, cán bộ chiến sĩ là Việt Kiều Thái Lan. Việt Kiều Lào có ông Phan Kỷ, Đinh Văn Khanh.

                        E trưởng: Bế Xuân Cương

                        Chính ủy: Nguyễn Hòa

                        Sư đoàn 335 được thành lập cuối 1955 gồm:

                        E 280 quân tình nguyện Việt Nam Trung Lào

                        E 673 quân tình nguyện Việt Nam Hạ Lào

                        E 83 quân tình nguyện Việt Nam Thượng Lào

                        Cây đa bản Áng:  Là điểm tập kết, là trạm xá đầu tiên của đoàn 83

               Quá trình hoạt động của đoàn 83 tại Mộc Châu ( tháng 9/1955 - 1959) 9/1955 - 12/1955: Xây dựng doanh trại, chấn chỉnh lực lượng đầu năm 1956: Tham gia vào đào mương dẫn nước từ mó nước (núi ông Công) trường thiếu nhi dân tộc nội trú hiện nay về tới bản Áng (Đông Sang, Mộc Châu). Mương dài hơn 2km, sâu 1,0m, rộng 4m. Tham gia làm thủy lợi ở A Má (Lóng Sập) và Chiềng Hặc. Năm 1956: Tham gia hoạt động trấn áp bạo loạn (xưng Vua) ở xã Kiến Thiết (nay là Lóng Luông).

              Năm 1958: Tham gia xậy dựng sân bay Nà Sản - Mai Sơn tham gia mở đường 136 Xồm Lồm - Gia Phù - Vạn Yên dài 50km đơn vị đóng quân tại một bản người Dao khi tham gia làm đường. Bản 83 người Dao là tên của đoàn 83 khi đóng quân làm đường từ đây.

               Năm 1959 tham gia bảo vệ phái đoàn Chính phủ  do Bác Hồ dẫn đầu lên thăm Tây Bắc ngày 7 - 5 - 1959.

              Trước yêu cầu và biến động chung của tình hình cách mạng. Lực lượng vũ trang trung đoàn 83 trở thành đơn vị cầu đường thường trực thuộc quân khu Tây Bắc. Đến năm 1968 lại trở thành trung đoàn công binh cơ động dự bị chiến lược lên đường vào Nam làm nhiệm vụ mở tuyến đường Trường Sơn. Vừa làm đường vừa chiến đấu trên chiến trường Miền Nam và Trung, Hạ Lào cho đến khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam, Thống Nhất đất nước. Năm 1976 trung đoàn 83 thuộc binh chủng Hải Quân là trung đoàn công binh xây dựng các công trình phòng thủ ở quần đảo Trường Sa và một số đảo khác cùng với công trình phòng thủ bờ biển.

              Trung đoàn 83 đã được nhân dân hai nước Lào - Việt và Kiều bào ở Thái Lan ghi nhận và tôn vinh thành tích trong suốt cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của Mỹ cho đến ngày ngừng tiếng súng trên đất nước Lào anh em kể từ năm 1945 cho đến hòa bình ngày nay. Nhiều con em Việt Kiều Lào,, Thái là chiến sỹ tình nguyện quân Việt Nam luôn làm nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Lào. Đã đóng góp nhiều công sức to lớn vào thắng lợi của nhân dân Lào. Được Đảng và chính phủ Lào ghi nhận và tặng thưởng huân chương cao quí của Lào. Nhà nước Việt Nam ghi tặng thành tích giúp bạn đó là: Sự nôi bật từ những đơn vị tiền thân của Việt Kiều giải phóng quân.

             Tự vệ cứu quốc tham gia cùng nhân dân Lào nổi dậy và giữ chính quyên Viêng Chăn mùa thu năm1945. Đến những đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam trên mặt trân Tây Lào rồi chuyển thành đoàn 83 Viêng Chăn thuộc mặt trân Thượng Lào. Vượt qua bao gian khổ, hy sinh, kiên trì bám trụ chiến trường, chiến đấu trong lòng địch, kề vai sát cánh cùng bộ đội Itxala và nhân dân Lào “Hạt gao cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Đã lập nên những chiến công và thành tích xuất sắc vì nhiệm vụ quốc tế cao cả, góp phần xứng đáng trong liên minh tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào. Vinh dự đơn vị hoạt động ở địa bàn thủ đo Viêng Chăn xứng đáng là đơn vị tình nguyện quân Việt Nam tặng thưởng huân chương quân công hang ba là đơn vị đầu tiên trên mặt trận Thượng Lào được nhận phần thưởng cao quí của Nhà nước ta phong tặng danh hiệu anh hùng lần thứ nhất đến năm 1975 được tuyên dương danh hiệu anh hùng lần thứ hai có thành tích xuất  sắc đặc biệt góp phần xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đổi mới.

              Thành tích mà đoàn 83 có được không những là công lao đóng góp của cả nhân dân hai nước Việt - Lào mà còn có sự đóng góp lớn lao của Việt Kiều ta ở Thái Lan bởi đã góp người, lương thực, thuốc men, quân trang, quân dụng, vật liệu hóa chất dùng cho công binh và quân y.  Xương máu của bao nhiêu cán bộ chiến sỹ đoàn 83 trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có hàng trăm chiến sỹ quân tình nguyện hy sinh trên chiến trường Viêng Chăn. Sự lớn lao ấy đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến vì độc lập, tự do của hai dân tộc Việt - Lào.

             Tự hào dân tộc Việt Nam có trung đoàn tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế cao cả giúp bạn Lào chiến đấu chống quân xâm lược thực dân Pháp góp phần giải phóng dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào là một minh chứng cho tình hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc Việt - Lào, cũng là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và vinh dự lớn lao đó là quân đoàn tình nguyện 83. Sư đoàn 335 nói chung đã từng giúp bạn trên cả ba chiến trường: Hạ, Trung và Thượng Lào. Với tình thần quốc tế trong sáng, thủy chung làm theo lời Bác Hồ “Tôn trọng, thương yêu đất nước và nhân dân bạn như đất nước và nhân dân mình, giúp bạn là tự giúp mình, cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. Đồng thời không ngừng phấn đấu rèn luyện giữ đúng phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ”.

III. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH:

                Là một di tích có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ủa đoàn 83, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Vượt qua bao gian khổ hy sinh, kiên trì bám trụ chiến trường, chiến đấu trong lòng địch, kề vai sát cánh cùng bộ đội Itxala (Lào) lập nên những chiến công và thành tích xuất sắc vì nhiệm vụ quốc tế cao cả góp phần xứng đáng cho sự hợp tác đặc biêt. Keo sơn tình hữu nghị Việt  - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Loại hình di sản Di tích lịch sử kháng chiến Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Đây là loại hình di tích ghi lại địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Hiện nay bia còn hình dáng nguyên vẹn, không bị hư hỏng, các chữ khắc ở bia không bị mờ. Di tích không có hiện vật kèm theo.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, SỬ DỤNG DI TÍCH.

Hiện tại di tích đã được lập bản đồ khoanh vùng qui hoạch bảo vệ tránh sự xâm chiếm đất.

Trước mắt cần cắm biển báo di tích để khách đến tham quan.

Cần thành lập tổ bảo vệ và hướng dẫn khách tham quan tại di tích.

CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:

Hiện tại di tích chưa được xếp hạng. Nhưng ngày 19 - 5 - 2003 di tích đã được đoàn 83 bàn giao lại cho bản Áng, thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu quản lý và sử dụng.

Để có tính pháp lý cao hơn nữa đề nghị các cấp có thẩm quyền xếp hạng cho di tích.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Di tích là một địa điểm nằm trên một gò đồi thấp.

Tư liệu kèm theo

- Bài phát biểu tổ chức lễ đặt bia của đoàn 83 tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.

- Những kỷ niệm sâu sắc tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào. (Của Ban liên lạc cựu chiến binh quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào).

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da