Chi tiết hồ sơ

Tên Bia căm thù - Bản Mạt
Địa điểm Bản Mạt, Xã Chiềng Mung, Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mai Sơn Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Mung
Mô tả chi tiết

I. Tên gọi: BIA CĂM THÙ BẢN MẠT

             Lịch sử tên gọi: Trong thời kỳ bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ (1965 – 1966) vào Miền bắc nước ta, tỉnh Sơn La cũng là môt trng những trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ, bởi Sơn La là hậu phương củ và Điện Biên phủ, chiến trường Bắc Lào. Đặc biệt thị xã Sơn La đã bị những trận bom tàn phá nặng nề. Trước tình hình đó khu ủy Tây Bắc đã quyết định cho sơ tán các cơ quan của khu ủy và nhân dân ra khỏi khu vực thị xã đến các vùng lân cận có địa thế an toàn để tránh sự thiệt hại về mọi mặt trong cuộc chiến tranh này. Bản Mạt cũng là một trong cạc địa điểm có vị trí thuận lợi và quan trọng để một số cơ quan của khu Tây Bắc và nhân dân chọn làm nơi sơ tán. Bản Mạt là địa điểm cách thị xã Sơn La 15km (cách ngã ba Mai Sơn 3km), Bản Mạt nằm trên con đường số 105 (đường 12A). Đó là huyết mạch giao thông nối liền sang chiến trường Bắc Lào. Vào năm 1966 tại khu vực này Mỹ đã liên tục ném bom nhằm hủy diệt về mọi mặt đôi với chúng ta, đặc biệt chúng nhằm phá hủy con đường giao thông này để chúng ta không còn khả năng chi viện cho chiến trường Bắc Lào.

          Vào hồi 13 giờ ngày 21/12/1966, trận bom dội ác liệt nhất của Mỹ xuống Bản Mạt làm chêt 9 người trong đó có 5 thanh niên xung kích của ngành giao thông vận tải đang làm nhiệm vụ thông đường sang Lào và 4 dân thường, làm bị thương 5 người dân, thiệt hại về tài sản: Làm cháy 35 nóc nhà, tiêu hủy 70 tấn thóc, làm chết 12 con trâu, 175 con lợn, trên 1000 con gà, vịt; cháy sập một cửa hàng hợp tác xã mua bán.

            Đau xót trước những hy sinh của các thanh niên xung kích và đồng bào các dân tộc cùng những thiệt hại về tài sản càng tăng thêm lòng căm thù đế quốc Mỹ trong mỗi người dân Việt Nam.

           Đến năm 1969, Hạt 1 giao thông Chiềng Mai (Đơn vị giao thồn đã có 5 thanh niên xung kích hy sinh) đề xuất với Sở Giao thông vận tải dựng bia căm thù ngay chính địa điểm mà các Thanh niên xung kích đang làm nhiệm vụ thông đường. Bia mang tên là Bia căm thù Bản Mạt.

II. Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến:

Bia căm thù Bản Mạt nằm cạnh trục đường 105 (Đường đi đến huyện lỵ Sông Mã và sang Lào).

Bia thuộc Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Di tích ngã ba Mai Sơn vào Sông Mã 3 km, cách thị xã Sơn La 15km về phía Tây Nam, từ di tích này đi vào ngã ba Mai Sơn 6km, tức là di tích được nằm giữa ngã ba Mai Sơn và ngã ba Mai Mã.

Bia nằm trên diện tích khoảng 50m, với vị trí cạnh đường quốc lộ 105 (cách khoảng 5m, với độ cao 2,5m so với mặt đường địa thế tương đối bằng phẳng).

Di tích bia căm thù Bản Mạt ở vị trí thuận lợi cho bà con và du khách đến thăm quan, thắp hương tưởng niệm.

Nếu du khách đi từ Hà Nội đến thị trấn Hát Lót đi tiếp 18km thì đến ngã ba Mai Sơn sau đó rẽ vào đường 105 khoảng 3km là đến di tích.

Nếu du khách đi từ Sơn La xuống 12km đến ngã ba Mai Sơn và rẽ vào đường 105 khoảng 3km là đến di tích.

Du khách có thể đi đến di tich chủ yếu bằng các phương tiện ô tô, xe máy đều rất thuận tiện.

III. Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:

            Công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc đang trên đà phát triển nhanh, mạnh chưa từng có, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ và tay sai ở Miền Nam đang giành được những thắng lợi to lớn. Bị thua đau đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu chiếm toàn bộ nước ta, chúng điên cuồng đem máy bay ra bắn phá Miền Bắc tiêu diệt hậu phương lớn của cách mạng Miền Nam nhằm biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.

            Ngày 5-8-1964, chúng dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bắn phá Miền Bắc nước ta. Trong tình hình cả nước có chiến tranh, hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 12 (12/1965) đã họp và nêu rõ “Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân tộc từ Bắc chí Nam” và đề ra nghị quyết: “Phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu: Bảo vệ Miền Bắc chi viện cho Miền Nam và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho CNXH ở Miền Bắc”.

            Trong chiến tranh phá hoại Miền Bắc tỉnh Sơn La là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, vì Sơn La có vị trí chiến lược quan trọng: Là cửa ngõ bảo vệ phía Tây Miền Bắc, là trung tâm của khu tự trị Tây Bắc, nhiều dân tộc, Sơn La có 250km biên giới tiếp giáp với Lào. Là một trong những chỗ dựa trực tiếp của Cách mạng Lào. Chính vì vậy sau khi đánh vào khu 4, bỏ qua thủ đô Hà Nội, đế quốc Mỹ đã đánh thẳng lên Sơn La. Chúng đánh dồn dập có tính chất hủy diệt và cùng một lúc chúng sử dụng tổng hợp các phương thức chiến tranh: Đánh ác liệt bằng không quân, tiền hành chiến tranh gián điệp và biệt kích khắp nơi nhằm tạo nên mọi tình trạng rối loạn về an ninh chính trị, phá hoại khối đoàn kết dân tộc phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của địa phương, thu hút mọi tiềm lực của TW để đối phó, gây trở ngại cho Miền Bắc chi viện cho tiền tuyến và trực tiếp ngăn chặn sự chi viện quốc tế cho cách mạng Lào.

           Đặc biệt thị xã Sơn La là trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ, bởi là Trung tâm của tỉnh, của khu, nơi tập trung các cơ quan đầu não, là đầu mối giao thông địa các huyện, có những cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, trường học, dân cư tập chung đông đúc, có Bộ chỉ huy quân sự quân khu Tây Bắc đóng, các kho tàng vũ khí quân sự và các phương tiện phục vụ cho cuộc kháng chiến đều tập trung tại đây. Chính vì thế mà địch tập chung hướng vào hoạt động phá hoại.

            Trước tình hình đó, khu ủy Tây Bắc và tỉnh Sơn La đã quyết định cho sơ tán các cơ quan các nhà máy, các trường học và đồng bào đến các vùng lân cận, có địa thế thuận lợi an toàn để tránh sự thiệt hại về mọi mặt.

            Bản Mạt cũng là một trong những địa điểm có vị trí thuận lợi và quan trọng để một số cơ quan của khu và của tỉnh chọn là nơi sở tại chỉ cách tỉnh lỵ 15km, nằm án ngữ con đường chi viện cho chiến trường Bắc Lào. Có các cơ quan đóng ở đây như: Trường lái xe quân khu II (Có cả học sinh Lào), có kho xăng quân đội (Gọi tắt là K3), Công đoàn tỉnh, hợp tác xã thủ công và bà con Bản Mạt cùng với đơn vị Hạt I giao thông phải đảm bảo giữ thông mạch máu giao thông ngày đêm chi viện cho chiến trường Lào, đế quốc Mỹ đã tăng cường ném bom bắn phá các mục tiêu, bởi vậy Bản Mạt cũng trở thành mục tiêu bắn phá ác liệt của Mỹ, những trận bom dội của Mỹ tới đây đã làn thiệt hại nhiều tài sản vật chất của đồng bào ta.

             Đặc biệt vào hồi 13 giờ ngày 21/12/1966 không quân Mỹ đã tập trung bắn phá một số mục tiêu chủ yếu, trong đó Bản Mạt đã bị rải bom dày đặc, trận bom hôm đó đã tàn phá nặng nê khu vực này, đã làn chết 9 người trong đó có 5 thanh niên xung kích ngành giao thông vận tải làm nhiệm vụ, 4 người dân thường, 5 người dân thường bị thương nặng và nhiều tài sản, gia súc, gia cầm của bà con.

Dưới đây là bảng liệt kê danh sách những người đã bị chết và bị thương trong trận bom ngày 21-12-1966.

1.      Số dân thường: 4 người

-          Bà: Lò Thị Mõ – 70 tuổi – Dân Bản Mạt

-          Bà: Hà Thị Xum    – 40 tuổi – Dân Bản Mạt

-          Hoàng Văn Khan   – 18 tuổi – Dân Bản Mạt

-          Hoàng Văn Lượng – 18 tuổi – Dân Bản Mạt

2.      Danh sách 5 thanh niên xung kích hy sinh:

-          Nguyễn Hải Triều

Quê quán: xã Quết Tiến – huyện Phù Cừ - tỉnh Hải Hưng

Tổ trưởng tổ Thanh niên xung kích giao thông.

Đã được công nhận liệt sỹ.

-          Lò Thị Song: Đội viên Thanh niên xung kích

Quê quán: Huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La

Được công nhận liệt sỹ

-          Nguyễn Văn Xuyên: Đội viên Thanh niên xung kích

Quê quán: Huyện Mỹ Hào – tỉnh Hải Hưng

Được công nhận liệt sỹ

-          Trần Thị Lý: Đội viên Thanh niên xung kích

Quê quán: Huyện Phù Tiên – tỉnh Hải Hưng

Được công nhận là liệt sỹ

-          Chu Duy Hiền: Đội viên Thanh niên xung kích

Được công nhận liệt sỹ

3. Danh sách số dân bản bị thường:

- Hà Thị Cu: 65 tuổi – Bản Mạt

- Hà Thị Trực: 40 tuổi – Bản Mạt

- Hà Thị Gió: 65 tuổi – Bản Mạt

- Hà Văn Hiệp: 18 tuổi – Bản Mạt

            Thiệt hại về tài sản: Làm cháy 35 nóc nhà (85% số nhà trong bản), thiêu hủy 70 tấn thóc làm chết 12 con trâu, 175 con lợn, khoảng 1.700 con gà, vịt, sập cháy một cửa hàng mua bán hợp tác xã, hỏng một bể nước ăn công cộng của cả bản, phá hủy 2 thửa ruộng diện tích khoảng 2000m. Hiện nay khu đât này không thể cải tạo thành ruộng cấy lúa được, bà con chỉ tháo nước dùng để thả cá trong mùa mưa.

            Đau sót trước những hy sinh mất mát về người và của đồng bào các dân tộc, càng tăng thêm lòng căm thù giặc trong lòng mỗi người dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta, chúng ta đã biến căm thù thành hành động cách mạng, quyết tâm đập tan âm mưu thâm độc của bọn cướp nước, cuộc chiến đấu càng diễn ra ác liệt, tình đoàn kết giữa các dân tộc càng keo sơn, đùm bọc, giúp đỡ nhau cùng tăng gia sản xuất và bảo vệ mảnh đất quê hương. Nhưng có lẽ chúng ta không thể không sót xa khi mà trên một địa bàn nhỏ bé như Bản Mạt đã bị hàng chục tấn bom bắn phá và sự hy sinh, mất mát về người và của là vô cùng lớn.

            Trước tình cảm thương tiếc những người đã hy sinh và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đơn vị Hạt I giao thông đã đề nghị với Sở Giao thông xây dựng một bia căm thù ngay tại chính nơi đây sảy ra cuộc tàn phá đó khi Thanh niên xung kích đang dũng cảm làm nhiệm vụ thông đường sang chiến trường Lào trong những làn khói bom của địch và họ đã vĩnh viễn để lại tuổi thanh xuân của mình trên mảnh đất này cùng với sự huy sinh mất mát của bà con dân tộc địa phương.

             Năm 1966, Sở Giao thông vận tải Sơn La đã khởi công xây dựng bia với tên gọi Bia Căm thù Bản Mạt. Nội dung trên bia đã ghi: “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giao thông vận tải”. Bia đã trở thành dấu tích lịch sử về cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để các thế hệ mai sau mãi mãi không quên.

             Sau khi bia được xây dựng xong, nhưng cuộc chiến tranh tàn phá của đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục, sự hy sinh mất mát của đồng bào các dân tộc ngày càng tăng, gây nhiều khó khăn đối với tỉnh ta. Cuối năm 1972 những trận bom Mỹ lại tiếp tuc dội xuống khu vực Bản Mạt đã làm chết 7 chiến sỹ của Trường lái quân khu II, làm thiệt hại 10ha lúa nương, 13 con trâu, 11 con ngựa, bị thương 2 người dân đang làm nương. Bia Căm thù Bản Mạt cũng bị phá hủy một phần, sau đó Sở Giao thông vận tải tiến hành tu sửa nhưng hiện trạng cuar bia không đúng nguyên vẹn như ban đầu.

            Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ vào Việt Nam và cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc của nhân dân ta đang lùi xa vào quá khứ cùng với thời gian, nhưng những sự kiện, những tội ác của đế quốc Mỹ và sự hy sinh, mất mát của nhân dân ta đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại ghi sâu bằng các chứng tích lịch sử trên đất nước ta. Bởi vậy Bia căm thù Bản Mạt cũng là một trong số hàng ngàn chứng tích trong cuộc chiến tranh đó trên miền Tây Bắc Tổ quốc.

IV. Tình trạng bảo quản di tích:

            Di tích được xây dựng từ năm 1969, với chất liệu là xi măng, vôi, cát và cốt thép về kiến trúc khá đơn giản.

            Năm 1972 nó đã bị ảnh hưởng của trận ném bom nen bị hỏng khoảng 60% sau đó Sở Giao thông đã tu sửa lại. Từ ngày xây dựng đến tháng 4-1997 bia do Sở Giao thông quản lý. Tháng 5-1997 bia được bàn giao về Phòng Văn hóa huyện Mai Sơn.

Bia đã nằm trong danh mục kiểm kê chính thức của Bảo tàng Tỉnh năm 1996. Hiện nay Phòng Văn hóa huyện Mai Sơn cùng với Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ khoa học để trình, đề nghị tỉnh xếp hạng.

Hiện nay bia còn khoảng 60% giá trị, mặt bia không còn chữ.

Vì vậy di tích cần được sự quan tâm của các cơ quan chức năng để bảo vệ tôn tạo và phát huy tốt tác dụng của di tích.

Loại hình di sản Di tích lịch sử kháng chiến Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang lùi vào quá khứ, đất nước ta đang từng ngày đổi mới, những vêt thương chiến tranh đang ngày được hồi phục song không phải vì sự đổi mới của xã hội mà chúng ta lãng quên đi những nỗi căm thù đối với tội ác của đế quốc Mỹ, quên đi những hy sinh mất mát của quê hương, mà chính những hiện vật nhỏ nhoi, những tấm bia xây dựng đơn giản đã trở thành chứng tích cho các sự kiện lịch sử của dân tộc. Bia căm thù Bản Mạt được xây dựng lên sau 3 năm sảy ra cuộc tàn sát đó, tuy nó được xây dựng với kiến trúc đơn giản vì trong bối cảnh đất nước vẫn đang còn chiến tranh, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng nó đã đáp ứng được phần nào nguyện vọng và tình cảm của những người đang sống đối với những người đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nó cũng là một chứng tích tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ đối với dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Sơn La nói riêng. Bia căm thù Bản Mạt ở vị trí khá thuận lợi, nó cũng là một trong những điểm nối các di tích trong huyện Mai Sơn, cũng như của tỉnh để hình thành tuyến thăm quan du lịch trong huyện và tỉnh. Di tích bia căm thù Bản Mạt nằm trên đường quốc lộ 105 nối sang Lào, cũng là tuyến đường trọng điểm để tỉnh ta mở rộng quan hệ quốc tế với nước Lào anh em. Nó có một vị trí quan trọng về giao thông và quân sự. Nằm chung trong địa bàn xã Chiềng Mung gần di tích Nà Sản đó là lợi thế trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của huyện Mai Sơn.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

Di tích Bia căm thù Bản Mạt là một trong số bia còn giữ lại được ở tỉnh ta.

Với nội dung và ý nghĩa lịch sử của di tích như đã phân tích ở trên, Bảo tàng tỉnh đã phân loại di tích này với quy mô là tỉnh xếp hạng và quản lý.

Chúng tôi sự kiến đưa ra phương án tôn tạo di tích như sau:

1. Trước tiên là việc khoanh vùng đo đạc và lên bản đồ quy hoạch đất đai, diện tích quy hoạch là 200m.

2. Mặt bia: Hiện nay mặt bia vẫn còn khoảng 72%, ta giữ nguyên cốt sắt và nền bia cũ, chỉ trát thêm lớp xi măng ngoài được đánh đen bóng.

3. Chữ được khắc vào bia với màu nhũ vàng trên nền bia đen.

4. Để bảo vệ được mặt bia chính và mang tính tôn nghiêm, chúng tôi có dự kiến làm thành mái che cho bia với 4 cột tròn cao 3,6m trên được lợp mái ngói vẩy, hai bên nóc mái có hình khau cút.

5. Xây dựng một lư hương màu ghi tro để thắp hương tưởng niệm.

6. Từ mặt đường đi lên bia được xây 9 bậc thang thể hiện đó là 9 người đã hy sinh trong cuộc tàn sát đó.

7. Hai bên bờ của bậc thang được xây kè đá kiên cố có chít mạch nối để giữ an toàn cho bia và đảm bảo thẩm mỹ. Bên trên kè đá trước mặt bia hai bên được xây 2 bồn cây cảnh.

Nhìn toàn cảnh bia được tôn tạo vẫn giữ đượ kiến trúc ban đầu, vừa mang tính chất tôn nghiêm, hiện đại.

Di tích sẽ trở thành một công trình văn hóa của huyện Mai Sơn nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Bia căm thù Bản Mạt được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 20m bia cách đường 105 khoảng 5m, độ cao từ mặt đường đến chân bia 2,5m.

Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da