1. Tên gọi: HỘI TRƯỜNG SƠ TÁN TỈNH ỦY.
2. Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến:
- Di tích thuộc bản Nà Tre, xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
- Từ ngã ba Mai Sơn ta đi theo đường 13 vào huyện Sông Mã. Qua dốc Bản Mạt khoảng 200m có đường rẻ về phía tay phải đi khoảng 4.000m là tới di tích.
- Đường thứ hai: Từ thị xã Sơn La ta xuôi về phía Hà Nội theo quốc lộ 6 đến km 6 ta rẻ tay phải qua công ty cấp II đi thẳng là tới di tích. Di tích cách quốc lộ 6 khoảng 5.000m.
- Cả hai đường tới di tích đề thuận lợi đi được bằng mọi phương tiện.
3. Sự kiện, nhân vật lịch sử, thuộc tính di tích:
Từ năm 1963 - 1964 đế quốc Mỹ liên tiếp cho máy bay xâm phạm không phận Sơn La nhằm mục đích hoạt động trinh sát thả biệt kích, thám báo rãi truyền đơn tâm lý chiến tranh, móc nối gây cơ sở phản động ở nội địa tỉnh Sơn La.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình cùng với đẩy mạnh thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tỉnh ủy đã xác định phải chỉ đạo toàn Đảng coi trọng việc tăng cường công tác an ninh quốc phòng địa phương. Theo sát dự đoán tình hình của Trung ương, tháng 7 năm 1964 tỉnh ủy ra chỉ thị về công tác phòng không nhân dân. Chỉ thị xác định những mục tiêu mà địch có thể oanh tạc là thị xã Sơn La, Cao Nguyên Mộc Châu, các thị trấn, các nông - Lâm trường, trục đường 6 đồng thời đề ra các biện pháp cấp bách là xúc tiến đào hầm hào trú ẩn ở các nơi dân cư và nơi công cộng. Thành lập hệ thống chỉ huy phòng không từ tỉnh xuống huyện và các điểm xung yếu, thực tập phòng không công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chỉ thị này được tiến hành gắt gao.
Đầu năm 1965 thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị Trung ương Đảng. Tỉnh ủy đã mở cuộc chỉnh huấn mùa xuân giáo dục cán bộ, Đảng viên và nhân dân hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ mới. Tháng 2 năm 1965 đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra toàn bộ các tỉnh khu IV cũ, tỉnh ủy Sơn La đã phân tích tình hình vào ngày 13 tháng 2 năm 1965 ra chỉ thị về tăng cường hơn nữa công tác phòng không nhân dân, chuẩn bị việc sơ tán các trọng điểm, hướng dẫn tổ chức nhân dân phòng tránh máy địch bắn phá.
Tháng 5 năm 1965 quán triệt Nghị quyết đại hội lần thứ XI của Trung ương Đảng. Tỉnh ủy đề ra nghị quyết về chuyển hướng mọi hoạt động của tỉnh từ thời bình sang thời bình sang thời chiến. Dự đoán âm mưu của đế quốc Mỹ đối với Sơn La. Tỉnh ủy nhận định Sơn La có nhiều dân tộc, trình độ phát triển không đều là thủ phủ của khu tự trị Tây Bắc. Đánh vào Sơn La tức là đánh vào nhân dân các dân tộc trong khu, tiêu diệt sinh lực ta, đánh phá các vị trí quân sự, đường giao thông, các phương tiện vận tải, các cơ sở hạ tầng, cắt đứt liên lạc giữa tỉnh và Trung ương hòng làm đảo lộn cuộc sống, làm giảm sút ý chí đấu tranh của quân và dân ta. Nghị quyết khẳng định quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La kiên trì đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và phải đánh thắng đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống đấu tranh nào.
Đúng như dự đoán của tỉnh , từ ngày 14/6/1965 đến cuối tháng 7/1965 máy bay Mỹ bắn phá chủ yếu vào các thị trấn, thị xã các mục tiêu quân sự và kho tàng, tập trung bắn phá hệ thống cầu cốn, trục quốc lộ 6 và trục tỉnh lộ bắn phá các phương tiện vận tải đường bộ và cả đường sông, bắn phá nhiều lần thị xã Sơn La và các thị trấn . Cường độ bắn phá của địch dòn dập có tính chất hủy diệt ở các điệm thị xã, thị trấn, cầu cống hiểm yếu trên quốc lộ 6. Có lúc liên tục nhiều tốp máy bay luôn phiên thả bom hòng triệt phá các mục tiêu bị lộ . Tính đến ngày 30/11/1965b (Khoảng 5 tháng rưởi kể từ ngày máy bay Mỹ mở đầu đánh phá Sơn La) chúng đã bắt phá 213 địa điểm với số lượng trên 6.300 quả bom các cỡ, các loại và nhiều tên lửa.
Do quá trình chuẩn bị ứng phó một cách chủ động và với quyết tâm đánh thắng ngay từ trận. Từ ngày đầu tiên chống giặc Mỹ xâm lược, quân và dân Sơn La đã giáng trả những đòn đích đáng bắn rơi 2 máy bay Mỹ trong trận đầu tiên ngày 14/6/1965 tại huyện Mộc Châu. Với chiến thắng này đã mở đầu cho những trận thắng giòn giã tiếp theo. Đó là các trận đánh vào ngày 20 và 22/6 /1965 tại thị xã Sơn La băn rơi 7 máy bay Mỹ ngay sau khi quân và dân Sơn La thắng trận ngày 23/6/1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi "Bác rất vui mừng trong ngày 14, 20 và 22-6-1965 quân và dân Mộc Châu và Sơn la đã bắt rơi 9 máy bay của Mỹ bắt sống một số phi công Mỹ" thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác gửi lời khen ngợi bộ đội , đồng bào và cán bộ các dân tộc Tây Bắc đã anh dũng chiến đấu , thắng lợi vẻ vang.
Lời khen của Bác Hồ được truyền đi nhanh chóng toàn tỉnh có tác động cổ vũ lớn lao khí thế đánh Mỹ của quân và dân các dân tộc Sơn La.
Trước tình hình chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ như vậy. Để đảm bảo an toàn của các cơ quan đầu não của tỉnh tháng 6-1965 Tỉnh ủy Sơn La đã quyết định sơ tán các cơ quan của tỉnh về Bản Nà Tre, xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn vào tháng 6 - 1965. Lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Tại nơi đây tháng 6 - 1965 sau 3 tháng chiến đấu bắn trả lại máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, tỉnh ủy Sơn La đã mở hội nghị thi đua "Bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh ở tầng thấp". Hội nghị đã có ý nghĩa lớn lao, củng cố lòng tin và động viên quân và dân trong tỉnh với ý chí quật cường đánh trả lại những trận xâm lược điên cuồng của kẻ thù. Phong trào thi đua này đã được lan rộng thành phong trào toàn tỉnh.
Tháng 7 -1967 tại nơi đây diễn ra một sự kiện quan trọng. Đoàn đại biểu tỉnh Đắc Lắc - Là tỉnh kết nghĩa với Sơn La đã đến thăm và làm việc. Đoàn đại biểu tỉnh Đắc Lắc đến thăm Sơn La trong điều kiện chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ vượt những chặng đường đầy gian khổ đoàn đã mang lại nguồn cổ vũ động viên to lớn cho nhân dân các dân tộc Sơn La. Từ đó nhân dân các dân tộc Sơn La quyết tâm cùng Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Sơn La là trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ nhân dân các dân tộc Sơn La luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung ương và đồng bào cả nước. Tháng 12 - 1967 Trung ương đã cử đồng chí thượng tướng Chu Văn Tấn thay mặt quốc hội lên thăm và động viên quân và dân tỉnh Sơn La quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Với khí thế thắng lợi to lớn của quân và dân Miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cùng với thắng lợi vang dội của cuộc tổng tấn công nổi dậy đồng loạt tết mậu thân năm 1968 ở Miền Nam đã buộc tổng thống Mỹ Giôn Xơn phải tuyên bố vào ngày 1 - 11- 1968 rằng Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom phá hoại và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chấp nhận hội nghị Pa ri giải phóng vấn đề chiến tranh Việt Nam.
Ngày 3-11-1968 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước anh dũng tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.
Sau 3 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1966 - 1968) là thời kỳ đấu tranh quyết liệt chưa từng có , quán triệt đường lối đấu tranh chống Mỹ cứu nước và những chủ trương chiến lược của Đảng. Đảng bộ tỉnh Sơn La đã lãnh đạo quân và dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua gian nan, thử thách vừa sản xuất vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu và đã dành được thắng lợi hết sức to lớn làm phá sản chiến lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân đối với một tỉnh miền núicó nhiều dân tộc, có vị trí xung yếu về chính trị quốc phòng phía Tây Bắc Tổ quốc. Những thắng lợi cơ bản đó đã tạo ra thế và lực mới của tỉnh để nắm bắt kịp cùng Đảng, toàn dân cả nước đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước tiến lên thời kỳ mới với quyết tâm "Tất cả đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" .
Tháng 3 - 1969 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết chỉ rõ: Khi Miền Nam chưa được hoàn toàn giải phóng, cuộc đọ sức giữ ta và Mỹ tiếp tục diễn ra quyết liệt ở Miền Nam thì Miền Bắc chưa có thể có hòa bình thực sự, phải nắm lấy cơ hội, tranh thủ thời gian khôi phục và phát triểm kinh tế làm cho Miền Bắc lớn mạnh nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu to lớn của tuyền tuyến Miền Nam.
Nghị quyết của bộ chính trị Trung ương Đảng được tỉnh cụ thể hóa thành chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh năm 1969. Duy trì tình trạng sơ tán ở thị xã Sơn La và các huyện lỵ đề phòng âm mưu địch bắn phá trở lại, giữ vững an ninh chính trị góp phần chi viện cho tuyền tuyến lớn. Xây dựng và cũng cố lực lượng gắn với thực hiện những nhiệm vụ trên, xúc tiến chuẩn bị đại hội lần thứ III của Đảng bộ tỉnh.
Đại hội lần thứ III Đảng bộ sơn la được triệu tập đại hội họp từ ngày 11 đến ngày 25 - 10 - 1969 tại hang Nà Tre hội trường sơ tán tỉnh ủy thuộc bản Nà Tre xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn. Có 191 đại biểu thay mặt hơn 1 vạn Đảng viên toàn đảng đã về dự đại hội. Về dự đại hội còn có đoàn đại biểu khu ủy do đồng chí Hoàng Kiểu, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, bí thư khu ủy dẫn đầu. Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu và đặc biệt có đoàn đại biểu Hua Phăn của Đảng nhân dân cách mạng Lào do đồng chí Phăn Xa Mạy phó bí thư tỉnh ủy dẫn đầu.
Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ khóa III gồm 29 đồng chí, Hoàn Nó, Cầm Liên, Chu Mạnh Đức, Lê Lưu, Nguyễn Đính Lực, Pha May Lường Văn Mú, Lê Minh, Lò Văn Sôn, Lò Văn Tấn, Nguyễn Xuân Định Nguyễn Xuân Thường, Bùi Khâm, Lường Thị Đức, Vừ Sếnh Páo, Cầm Kim Cương, Quang Trung, Phạm Thanh, Nguyễn Hữu Tư, Cầm Dịn, Nguyễn Văn Tâm, Hoàng Luông, Nguyễn Phúc Nguyên, Bàn Văm Minh, Ngô Ngọc Nhị.... Đồng chí Hoàng Nó được bầu làm bí thư tỉnh ủy.
Đại hội III đã tổng kết những thành tựu, những ưu và khuyết điểm rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ từ sau đại hội II ( tháng 10 - 1963) chủ yếu là hơn 4 năm thực hiện nhiệm vụ chuyển hướng phát triển kinh tế, văn hóa từ thời bình sang thời chiến và tiến hành cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.
Đại hội III Đảng bộ tỉnh là đại hội thể hiện lòng trung thành với lý tưởng cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ý chí sắc đá của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La quyết tiến lên sát cánh cùng toàn Đảng toàn quân đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn.
Tháng 12 tại nơi đây tỉnh ủy đã mở hội nghị tổng kết công tác quân sự địa phương và hội nghị tổng kết công tác bảo vệ trật tự an ninh thời chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, nhằm đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm thiết thực rút ra những kinh nghiệm cả về công tác lãnh đạo chỉ huy tổ chức xây dựng lực lượng và phát động phong trào quần chúng. Tỉnh ủy đã chỉ đạo mở hội nghị mừng công tác từ cơ sở đến huyện, thị xã các ngành và chung toàn tỉnh cổ vũ, động viên mạnh mẽ hơn ý chí quyết đánh quyết thắng đế quốc Mỹ của quân và dân trong toàn tỉnh.
Trong suốt thời gian từ năm 1965 - 1971 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại hang Bản Nà đã diễn ra những kiện quan trọng của tỉnh và là nơi chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân các dân tộc Sơn La đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
4. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật của di tích:
Di tích hội trường sơ tán tỉnh ủy có ý nghĩa lịch sử quan trong, đánh giấu một sự kiện của lịch sử cách mạng tỉnh Sơn La chống lại đế quốc Mỹ xâm lược đến thắng lợi. Tại nơi đây tỉnh ủy cùng với các cơ quan đầu não của tỉnh đã sơ tán trong suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ năm 1965 - 1971 trong suốt thời kỳ đó tại nơi đây đã diễn ra các sự kiện quan trọng với Sơn La.
5. Tình trạng bảo quản di tích:
Hiện nay xung quanh di tích nhân dân dịa phương đã lấn chiếm một phần đất để làm nương và làm nhà ở, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan di tích.
Nền hội trường hang bị sụt lở nhiều.
Một số đoạn gia thông hào bị lấp đất gần hết.
|