Chi tiết hồ sơ

Tên Ngã ba Cò Nòi.
Địa điểm Xã Cò nòi, Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mai Sơn Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Cò nòi
Mô tả chi tiết

1. Tên gọi

a) Tên thường gọi: Ngã ba Cò Nòi.

b) Tên gọi khác: Đài tưởng niệm liệt sỹ Thanh niên xung phong Cò Nòi.

- Lịch sử tên gọi: Nằm ở vị trí Ngã ba đường quốc lộ 6 và đường số 13 cách thị xã Sơn La 45km (Đi xuôi về Hà Nội).

             Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Ngã ba Cò Nòi là điểm nút giao thông quan trọng nhất để các mũi tiến quân của quân và dân ta tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Địa điểm này đã trở thành "Điểm đỏ" để Thực Dân Pháp bắn phá ác liệt nhất, nhằm chặn đứng và phá tan huyết mạch giao thông của quân và dân ta. Hàng ngày tại đây chúng đã ném khoảng 69 tấn bom/ ngày để cày xới phá huỷ, những dưới làn mưa bom của địch, các lực lượng vũ trang, Thanh niên xung phong trong cả nước đã dũng cảm bám trụ, ngày đêm vẫn đảm bảo thông đường mạch máu giao thông vẫn chảy đều trên tuyến lửa; Nơi đây nhiều chiến sũ và Thanh niên xung phong đã hy sinh; Trong quá trình phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ tại Ngã ba Cò Nòi 100 chiến sỹ và Thanh niên xung phong đã hy sinh.

Ngã ba Cò Nòi được nhắc đến như Ngã ba Đồng Lộc, đó là những địa danh lịch sử trong cuộc trường trinh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Di tích có tên gọi chính là Ngã ba Cò Nòi.

          + Với ý nghĩa đặc biệt của di tích, với tấm lòng và tình cảm ngưỡng mộ, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của thế hệ người Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Sơn La, của TW Đoàn TNCSHCM. Địa điểm Ngã ba Cò Nòi được quy hoạch với diện tích trên 20.000 m2 để xây dựng Đài tưởng niệm Thanh niên xung phong với quy mô hoành tráng, đây là một công trình Văn hoá - Lịch sử của cả nước nói chung và Sơn La nói riêng, là trung tâm giáo dục truyền thống Cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam. Bởi vậy hiện nay di tích có tên gọi khác là: Đài tưởng niệm thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi.

2. Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến

- Di tích thuộc xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Di tích cách thị trấn Mai Sơn 10km, đường đi về Hà Nội và sang bến phà Tạ Khoa (Bắc Yên).

- Từ địa điểm di tích đi các ngả đường sau:

1. Đường đi huyện Phù Yên (Sơn La) và tỉnh Yên Bái (Đường số 13 (113A)).

2. Đường đi xuôi về Hà Nội. Đường 41 (Quốc lộ ngày nay).

3. Đường ngược lên thị xã Sơn La - Điện Biên (Quốc lộ 6).

- Di tích nằm trên trục quốc lộ 6. Địa điểm di tích thuận lợi cho du khách đến tham quan bằng mọi phương tiện.

3. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính di tích

             Sau khi bị thất bại trên chiến trường Tây Bắc và Thượng Lào trong chiến dịch Tây Bắc vào cuối năm 1953 nhằm toan tính và chuẩn bị những điều kiện quân sự chính trị để thực hiện kế hoạch mới. Chúng tăng cường lực lượng cho đồng bằng Bắc Bộ và tập trung mọi lực lượng để xây dựng tập đoàn cố thủ ở Điện Biên Phủ. Trước tình hình đó Đảng ta đã quyết định chọn Tây Bắc làm hướng chính của chiến trường.

            Tháng 12 năm 1952 Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, mở rộng và củng cố vùng giải phóng chuẩn bị cho chiến dịch, hàng vạn bộ đội, dân công, thanh niên xung ở khắp các địa phương được huy động lên chiến trường Tây Bắc. Địa bàn Sơn La nằm trên con đường huyết mạch từ mặt trận Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi là một toạ độ lửa trên đường 41 (Quốc lộ 6 ngày nay) và đường 13 (113A).

             Dọc đường 41 từ Mộc Châu ngã ba Tuần Giáo (Lai Châu) là trận địa của thanh niên xung phong (Mộc Châu là đại đội 290) Tuần Giáo đại đội 401, có gần 20 đại đội bám trụ tuyến đường này Thực Dân Pháp đã tập trung vào các trọng điểm: Cầu Tà Vài (Yên Châu) Ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn) Đèo Pha Đin (Thuận Châu).

             Để đảm bảo người và phương tiện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trung ương quyết định lấy thị xã Yên Bái là nơi tập kết mọi lực lượng và phương tiện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Thị xã Yên Bái về địa lý thuận tiện cho chiến trường Điện Biên, lương thực thực phẩm từ Việt Bắc về, từ dưới đồng bằng đến được đổ về thị xã Yên Bái. Từ Yên Bái đến bến phà Âu Lâu qua đèo Lũng Lô, qua phà Tạ Khoa, đèo Chẹn. Đến Ngã ba Cò Nòi. Đường 13 là con đường huyết mạch, độc đạo. Do vậy chủ trương của ta quyết bảo vệ con đường này cho đến cùng. Ta đã kết hợp bộ đội công binh, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến canh giữ và luôn đảm bảo lưu thông trên con đường này.

           Trên đường 13, chúng chặn đánh từ phía phà Âu Lâu (Yên Bái). Đèo lũng lô, Đèo Chẹn; Bến phà Tạ Khoa. Trọng điểm địch đánh phá ác liệt nhất là Đèo Chẹn, Ngã ba Cò Nòi và Đèo Pha Đin, các tướng lính Pháp đã khoanh Đèo Chẹn, ngã ba Cò Nòi và Đèo Pha Đin là những điểm đi trên bản đồ vùng Tây Bắc. Trong đó Ngã ba Cò Nòi là điểm trọng yếu nhất, là điểm nút của đường tiếp tế giữa đường 41 và đường 13. Chúng khẳng định rằng: Việc ngăn chặn và cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế về mọi mặt của hậu phương Miền Bắc cho chiến trường Điện Biên Phủ là một vấn đề sống còn của quân đội Viễn Chinh Pháp tại Việt Nam.

Quân Pháp cho rằng, ta không thể cung cấp đầy đủ cho chiến trường Điện Biên Phủ được. Bởi chiến trường xa với hậu phương gần ngàn cây số và phương tiện lại thiếu thốn.

Nhưng với ý chí và quyết tâm cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Trung ương Đảng và Chính phủ ra quyết định.

Địch đánh phá rất ác liệt, nhất là tư khi ta mở đợt tấn công vào mặt trận Điện Biên Phủ ngày 13-3-1945. Trước tình hình đó Bác Hồ kêu gọi đối với thanh niên xung phong.

             "Âm mưu của địch là tích cực đánh phá đường vận tải của ta mong gây cho chúng ta những khó khăn về cung cấp, nhất là trong mùa mưa sắp tới. Vì vậy nhiệm vụ của anh, chị em rất nặng nề và quan trọng. Nó đòi hỏi một tinh thần hy sinh dũng cảm. Một tinh thần bền bỉ, dẻo dai cũng như tinh thần xung phong giết giặc của anh chị em chiến sỹ ở mặt trận. Mong anh, chị em ra sức thi đua đảm bảo đường xã thông suốt, đảm bảo cho bộ đội đủ cơm ăn và đủ vũ khí đạn dược để giết giặc, góp phần vào chiến dịch này".

              (TNXP ngày ấy trang 84, 85 NXBTN - 1997)

            Mùa thu và mùa đông năm 1952 đại đoàn sơn pháo của ta kéo từ Việt Bắc lên mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với những binh đoàn chủ lực của ta, hàng trăm xe pháo các loại, hàng vạn dân công được điều động tới mặt trận.

             Nằm trên quốc lộ 13, từ thị xã Yên Bái tới Ngã ba Cò Nòi dài 183 km. Địch không đủ điều kiện đánh phá diện rộng, mà tập trung vào những trọng điểm xung yếu như Đèo Lũng Lô, bến Phà Tạ Khoa là trọng điểm vượt Sông Đà cuối cùng của bộ đội ta. Theo ngành công binh Việt Nam tổng kết: Tại Đèo Lũng Lô địch đánh phá mỗi ngày 31 tấn bom, bến phà Tạ Khoa là 13 tấn, đèo Pha Đin là 17 tấn: Dọc tuyến đường này Ngã ba Cò Nòi là điểm nút, trọng điểm ác liệt nhất, là ngã ba nối giữa đường 41 (quốc lộ 6) và đường 13 địch biết rất rõ: Sự chi viện của đồng bào Việt Bắc, viện trợ của các nước anh em cho mặt trận Điện Biên Phủ cũng từ Việt Bắc, viện trợ của các nước anh em cho mặt trận Điện Biên Phủ cũng từ Việt Bắc lên đường 13, đi qua Ngã ba Cò Nòi, từ khu 3, khu 4, qua đường 15 lê đường 41 qua Ngã ba Cò Nòi rồi mới lên Điện Biên Phủ. Ngã ba Cò Nòi với tính chất quan trọng như vậy, cho nên địch tập trung đánh phá rất ác liệt tại ngã ba Cò Nòi nhằm cắt đứt con đường huyết mạch của ta, chúng ném xuống đây với mật độ bom dày đặc. Cứ 13 phút chúng lại ném bom đánh phá 1 lần. Có ngày chúng thả xuống đây 300 quả bom các loại: Bom phá, bom nổ chậm, bom na pan, bom bươm bướm. Từ tháng 3 đến kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Không ngày nào là không ngừng tiếng bom của máy bay Pháp ném xuống tại nơi đây. Chúng đánh dồn dập, tập trung vào nút điểm Ngã ba Cò Nòi - Mai Sơn Sơn La. Tướng Pháp Na Va vẫn chưa yên tâm về việc ném bom ở Ngã ba Cò Nòi thành 1 bãi lầy. Nhưng với ý chí quyết tâm chiến thắng Ngã ba Cò Nòi vẫn đảm bảo được giao thông, thông suốt. Ngành công binh Việt Nam đã tổng kết. Tại Ngã ba Cò Nòi mỗi ngày Thực Dân Pháp đã ném xuống đây 69 tấn bom các loại.

Mặc dù chúng ta đã mở tuyến đường thuỷ ngược Sông Đà. Nhưng chủ yếu ta vận chuyển cho mặt trận Điện Biên Phủ bằng đường bộ 13 và đường 41 (quốc lộ 6).

           Cùng với hàng vạn nam nữ thanh niên trong cả nước và thanh niên các dân tộc Sơn La không quản khó khăn, gian khổ và hy sinh, ngày đêm chốt ở những trọng điểm thường xuyên bị địch đánh phá. Đảm bảo mạch máu giao thông, thông suốt từ Yên Bái qua Sơn La đến Lai Châu, Điện Biên Phủ. Tại Ngã ba Cò Nòi đoàn thanh niên xung phong Trung ương được giao nhiệm vụ bám trụ tại đây: Gồm 4 đại đội: 300, 301, 303, 403 thuộc hai đội 43 và 40 cùng tham gia chiến đấu với các lực lượng chủ lực. Dưới bom đạn ác liệt của Pháp. Lực lượng thanh niên xung phong luôn bám đường, bám trụ đảm bảo thông đường cho quân và dân ta tiến vào Điện Biên Phủ. Tại trọng điểm Ngã ba Cò Nòi, có ngày đại đội 300 hy sinh 20 đồng chí, số liệt sỹ đã hy sinh tại đây là 100 người.

            Chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, chấn động địa cầu, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng của nhân dân ta chống Thực Dân Pháp xâm lược. Chấm dứt ách thống trị, đo hộ gần một thế kỷ của Thực Dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam. Trong chiến dịch này đã góp phần không nhỏ của lực lượng thanh niên xung phong kiên cường, dũng cảm bám sát địa bàn, hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo mạch máu giao thông trên quốc lộ 6. Trong quá trình tham gia chiến dịch tại Ngã ba Cò Nòi 100 đồng chí đã hy sinh tại nơi đây vì sự toàn thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: "Chiến thắng Điện Biên Phủ về lực lượng tham chiến mà nói, là chiến công lẫy lừng của cả một thế hệ thanh niên, trong đó thanh niên xung phong".

(Ngày 7 - 5 - 1999)

"Ngã ba Cò Nòi - địa danh lịch sử đã viết lên trang anh hùng ca hùng tráng của dân tộc Việt Nam, của Tây Bắc kiên cường, của Sơn La bất khuất".

(Bài phát biểu của đồng chí Tòng Thị Phóng - Uỷ viên Trung tương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La, tháng 12 - 1998)

Công lao thành tích và sự hy sinh cao cả của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam đã được ghi nhận, lưu lại trong trang sử vàng của dân tộc bằng sử sách, bằng tượng đài kỷ niệm của cả nước.

- Ngã ba Cò Nòi - Sơn La; Trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh; Trong cuộc kháng chiến chống Đế Quốc Mỹ.

             Để ghi nhớ công ơn các liệt sỹ thanh niên xung phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Địa điểm Ngã ba Cò Nòi đã được lựa chọn quy hoạch để trở thành một địa danh lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân các dân tộc Sơn La, ngày 21-4-2000 UBND tỉnh Sơn La đã quyết định khởi công xây dựng khu đài tưởng niệm thanh niên xung phong với quy mô lớn (Diện tích trên 20.000m2). Để xứng đáng với ý nghĩa lịch sử và sự hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là một công trình lịch sử văn hoá của cả nước nói chung và Sơn La nói riêng là trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam.

4. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật

Chiến dịch Điện Biên Phủ, là chiến dịch lớn nhất, kéo dài nhất và quyết liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

            Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi - Mai Sơn - Sơn La là một trong điểm nóng trong chiến dịch. Tại nơi đây lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam đã không quản hy sinh, gian khổ, bám trụ, bám đường để mạch máu giao thông, thông suốt đảm bảo cho chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Ngã ba Cò Nòi - Là địa danh lịch sử đã viết lên trang anh hùng ca, hùng tráng của dân tộc Việt Nam.

5. Tình trạng bảo quản hiện vật

Trải qua thời gian dài, hiện nay một số hố bom bị đất tràn vào làm nâng hố.

Loại hình di sản Di tích lịch sử kháng chiến Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng quốc gia Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Hiện xung quanh di tích còn lại khoảng 200 hố bom to nhỏ ngoài ra nhóm tượng đài, phù điêu các công trình đã được hoàn thành.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

          Là di tích có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của dân tộc. Do vậy Trung ương và tỉnh đã quyết định xây dựng đài tưởng niệm thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi - Mai Sơn - Sơn La. Hiện nay công trình đã được hoàn thành.

         Trước mắt địa phương đã lập bản đồ quy hoạch khu di tích tránh sự xâm lấn của con người.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

 Địa điểm Ngã ba Cò Nòi được quy hoạch với diện tích trên 20.000 m2.

Tư liệu kèm theo

 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La

 - Sơn La lịch sử kháng chiến chống Thực dân Pháp.

- Lịch sử Đảng bộ huyện Mai Sơn

- Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Sơn La

- Báo thanh niên xung phong ngày ấy - NXBTN - 1997

- Hồi ký các cựu TNXP trong chiến dịch Điện Biên Phủ

- Video về ngã ba Cò Nòi

- Ảnh 1, ảnh 2


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da