Chi tiết hồ sơ

Tên Tháp Mường Và
Địa điểm bản Mường Và, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

1. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính di tích

Mường Và (theo tiếng địa phương) có nghĩa là một miền đất đông người tập trung sinh sống. Đất đai mầu mỡ phì nhiêu, có cánh đồng bằng phẳng thẳng cánh cò bay và cũng là nơi có cảnh đẹp.

           Theo truyền thuyết kể lại rằng. Cách đây khoảng 400 năm có một ông thầy địa lý người Hoa đi qua vùng đất nông thấy có cảnh đẹp, về địa lý lại thuận lợi. Đằng sau bản Mường Và là dãy núi chạy dài, đằng trước là một cánh đồng rộng lớn, có suối chảy qua. Dựa theo thuyết phong thuỷ có nghĩa là một vùng đất đẹp và ổn định. Ông thầy địa lý đã bàn với Chẩu Hua (có nghĩa là người đứng đầu trong vùng) để xây dựng chùa và tháp.

           Chẩu Hua đã huy động lực lượng nhân dân trong vùng khởi công đắp quả đồi ngay tại trung tâm xã. Đất đắp đồi này được lấy từ hai bên cạnh và đằng sau tháp (hiện nay xung quanh tháp còn 3 chiếc hồ lớn). Sau khi đắp đồi xong, Chẩu Hua cho xây tháp và dựng chùa (bởi tháp và chùa là nơi trọng tâm sinh hoạt không thể thiếu được của các bản làng. Không những là nơi nhân dân đến lễ phật, nghe kinh, mà còn là nơi tập hợp toàn dân vào những ngày hội lớn, nhỏ và những khi bàn bạc đến những vấn đề liên quan tới lợi ích chung).

            Do vậy tháp Mường Và được xây dựng lên bởi lợi ích chung của nhân dân trong vùng.

2. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật

            Di tích tháp Mường Và có một giá trị về mặt văn hoá, nghệ thuật và mang đặc tính về nét văn hoá và tôn giáo của dân tộc Lào tại Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

           Qua hình dáng của tháp và những nét hoa văn trang trí, tháp Mường Và không giống bất cứ tháp nào tại Việt Nam (đây là một loại kiến trúc tương đối đặc biệt). Do vậy tháp Mường Và tồn tại sẽ góp phần vào trong ngành khoa học, nghiên cứu các tháp cổ tải Việt Nam.

3. Tình trạng bảo quản hiện vật

Trải qua quá trình thời gian lâu dài. Tháp không được sự bảo quản. Cho nên tình trạng thiên nhiên phá huỷ tương đối nặng.

Cụ thể là: Năm 1965 máy bay Mỹ bắn phá đã phá hỏng đỉnh tháp và làm mất toàn bộ vữa trát xung quanh (phá đứt ngọn tháp 0,60m).

Động đất năm 1983 làm cho tháp bị nứt dọc, vôi vữa trát xung quanh hiện nay bị bong lở nhiều, phần chân tháp bị mất hoàn toàn. Nhiều hoa văn quanh tháp và các điểm quan trọng bị mất.

Toàn bộ hệ thống vữa trát về phía Tây bị mất hoàn toàn từ trên xuống dưới.

Loại hình di sản Di tích kiến trúc nghệ thuật Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng quốc gia Năm xếp hạng 24/1/1998
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Theo thống kê di tích của tỉnh Sơn La từ năm 1962. Tại di tích này có 1 chùa cách 100 m thuộc về phía tay phải di tích gồm có một chùa gỗ 2 gian. Trong chùa còn có một chùa nhỏ làm chỗ để thờ tượng, chùa này có kích thước: Chiều rộng 1,50m, dài 2,50m, cao 1,80m. Trong chùa này được thờ gồm 13 tượng: Gồm: + Tám tượng bằng đồng (loại nhỏ). + Bốn tượng khắc gỗ. + Một tượng bằng thuỷ tinh. + Một trống gỗ cổ (ở biên bản này không nói là loại trống gì). + Một sách cổ viết bằng chữ "phạn" tờ ghi chữ là loại hình lá cọ, loại khổ sách là hình chữ nhật. Bìa bằng gỗ (không nói rõ là kích cỡ cuốn sách và số trang). Trải qua chiến tranh tàn phá và không có sự quản lý của các cấp chuyên môn. Cho nên hiện nay chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Hiện vật trong chùa hiện đang lưu giữ trong nhân dân (chưa thu hồi được).
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

Là một di tích có ý nghĩa về mặt văn hoá nghệ thuật tôn giáo. Không những thế còn có ý nghĩa về mặt khoa học. Sẽ góp phần vào nghiên cứu các tháp cổ tại Việt Nam. Do vậy địa phương đề nghị với Bộ văn hoá, Cục bảo tồn, bảo tàng sớm công nhận cho địa phương. Để địa phương có phương án bảo vệ và phát huy tác dụng.

Cụ thể là trong tương lai địa phương có hướng mở tuyến du lịch. Tháp Mường Và nằm trong tuyến du lịch của tỉnh. Do vậy qua hiện trạng của di tích tỉnh có phương án:

- Gia cố hiện trạng mà hiện nay di tích bị thiên nhiên phá hoại, tạo thế vững chắc cho công trình.

- Trùng tu để trả lại cho di tích vẻ đẹp như ban đầu.

- Làm một nhà chùa bằng gỗ như cũ để nhân dân địa phương trong vùng làm nơi thờ phật (để có điều kiện thu gom hiện vật thất lạc trong dân).

- Tôn tạo một lối lên, xuống từ chân đồi lên tháp để khách tham quan, tham quan được thuận lợi.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

 

 

Tư liệu kèm theo

 - Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương (xã Mường Và, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).

- Theo biên bản kiểm kê hiện vật trong di tích. Tháng 4 năm 1962. Tại Bảo tàng tỉnh Sơn La.

*) Ảnh tháp mường Và:

Ảnh cận cảnh tháp ,   Ảnh toàn cảnh khu vực


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da