Chi tiết hồ sơ

Tên Gậy chọc lỗ tra hạt (BTSL: 2408)
Địa điểm Bản Thán, Xã Chiềng Pằn, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Pằn
Mô tả chi tiết

Gậy gồm có ba phần chính (bộ phận đầu gậy, thân, nhạc)

1. Gậy dài số 1:

Có chiều dài là 4,95m, đầu, thân và bộ phận nhạc được lắp ghép vào với nhau, có thể tháo ra bảo quản sửa chữa khi cần.

a) Đầu gậy được làm bằng gỗ cứng có hình lắp chuối nhọt ở phần đầu, đầu gậy này dài 23cm và phần cán được cắm sâu vào thân của gậy (phần đầu) 5 cm.

b) Thân gậy là một cây tre dài 3,75m, phần đuôi của thân gậy được gắn với bộ phận nhạc, ở phần đuôi của thân gậy được cắt hở gióng đút sâu vào bộ phận nhạc 34cm, ở phần ống hở của thân gậy là một đoạn gỗ dài 12cm nằm ở trong.

c) Bộ phận nhạc là hai gióng nứa được cắt hở hai đầu nhưng không thông ở đốt giữa, bộ phận này dài 88cm và cố định bằng một chốt gỗ để bảo vệ mắt gióng để khi đoạn gỗ trong bộ phận của bộ phận nhạc di chuyển theo nhịp của người tra hạt, bộ phận nhạc không thủng mắt gióng, ở bộ phận nhạc còn có 1 gióng cắt mắt, bộ phận này có tác dụng làm âm thanh có tiếng trầm và lóc cóc như mõ (trâu bò)

CÁCH SỬ DỤNG:

Lắp ghép ba bộ phận này với nhau ta được một chiếc gậy chọc lỗ tra hạt hoàn chỉnh và có nhạc, khi người sử dụng tra hạt nhấc bên cắm xuống thì đoạn gỗ trong ống của bộ phận nhạc và bộ phận cuối của thân gậy cũng di chuyển và đập vào hai đoạn gỗ bảo vệ và phát ra tiếng nhạc nghe lạ tai và cũng sử dụng làm nhịp điệu cho người tra hạt - người sử dụng cần rất khỏe và khéo léo.

2. Gậy số 2:

Cũng giống như gậy số 1 nhưng chỉ dài 3,79m

- Phần đầu dài 26cm bằng gỗ cứng

- Phần thân bằng tre dài 2,65m

- Phần nhạc dài 88cm

và cách sử dụng đều giống nhau.

 

 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Hiện vật còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da