Chi tiết hồ sơ

Tên Dụng cụ mài ra lửa dân tộc Khơ Mú (BTSL: 2407)
Địa điểm Bản Thán, Xã Chiềng Pằn, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Pằn
Mô tả chi tiết

Công cụ gồm có: 

1. Mảnh tre dầy và già (2 gióng)

2. Chốt tre

3. 1 mảnh tre 1 gióng để mài khoét thủng ở giữa

4. Bùi nhùi

a) Mảnh tre dài 2 gióng dài 75cm, bản rộng 5cm mỗi đầu đều có 1 chỗ chặt khuyết để móc chốt.

b) Mảnh tre ngắn 1 gióng dài 37cm bản rộng 7cm, vết chặt khuyết giữa để mài rộng 1,5cm dài 5cm, vệt thủng dài 2cm ở giữa lòng máng của mảnh tre.

c) Hai chốt tre có móc dài 23cm

d) Bùi nhùi để bắt lửa bằng phôi tre.

CÁCH SỬ DỤNG:

- Bước 1: Để mảnh tre dài nghiêng trên mặt đất và đóng 2 chốt tre vào hai hõm khuyết sát hõm để móc ngoắc vào hõm khuyết phần dưới của chốt tre vót nhọn cắm sâu vào lòng đất ngoắc và cố định mảnh tre dài.

- Bước 2: Cho bùi nhùi vào giữa lòng máng của mảnh tre một gióng đúng chỗ khoét thủng và ta đặt mảnh tre ngắn lên mảnh tre dài theo chiều ngửa lên, làm sao cho vết khuyết khít cạnh của mảnh tre dài chỗ có bùi nhùi.

- Bước 3: Giữ chắc mảnh tre ngắn và từ từ mài theo chiều vuông góc với mảnh tre dài, và tăng dần tốc độ đến khi ma sát đạt độ nóng phát ra nhiều, nhiệt độ cũng cao sẽ sinh ra lửa và bắt vào bùi nhùi và người mài gắp vào bùi nhùi khác và thối cho đến khi lửa bốc thành ngọn mới hoàn thành công đoạn mài ra lửa.

Chú ý: khi mài phải là người có sức khỏe và kiên trì và lúc làm không được cười.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da